Điều 17 BLTTDS năm 2015 quy định “Chế độ xét xử sơ thẩm. phúc thẩm
được bảo đảm”, nghĩa là vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn ở giai đoạn sơ thẩm
và cả giai đoạn phúc thẩm, đây là điểm tiến bộ và cần thiết bởi vụ án được xét xử nhanh chóng ở giai đoạn sơ thẩm nhưng đến giai đoạn xét xử phúc thẩm lại bị kéo dài, điều đó sẽ làm mất đi ý nghĩa của việc rút gọn. Khi có kháng cáo, kháng nghị để xét xử phúc thẩm lại vụ án, thì việc xét xử phúc thẩm cũng được tiến hành theo thủ tục rút gọn phù hợp với nguyên tắc do Luật tổ chức TAND năm 2014 quy định và quy định của khoản 4 Điều 103 HP năm 2013: “TAND xét xử tập thể và quyết
định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”.
Có thể thấy rằng việc quy định chế độ hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm có thể sẽ dẫn đến việc bị đơn lạm dụng quyền kháng cáo để trì hoãn việc thi thành nghĩa vụ, gây kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu quy định theo hướng bản án sơ thẩm giải quyết theo thủ tục rút gọn có hiệu lực pháp luật ngay sẽ có nguy cơ dẫn đến sự lạm quyền của Thẩm phán và vi phạm quy định của HP năm 2013. Bởi lẽ suy cho cùng Thẩm phán cũng là con người, không thể tránh được có những sai lầm do trình độ, nhận thức hoặc cảm tính cá nhân. Đặc biệt việc nhầm lẫn, sai sót của Thẩm phán có thể ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm của con người, vì vậy cần một cấp xét xử thứ hai. Mặt khác, Thẩm phán sơ thẩm sẽ thận trọng hơn trước khi ra một phán quyết vì khả năng thấy trước nếu việc xét xử không đúng pháp luật thì bản án, quyết định sơ thẩm hoàn toàn có khả năng bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy bỏ hoặc sửa chữa. Ông Nguyễn Huy Đấu, tác giả cuốn Luật tố tụng dân sự Việt Nam đã nhận xét: “Muốn cho đương sự có
đảm – bảo khỏi là nạn nhân của các sự ngộ - phán, việc tổ chức các Tòa trên phải theo nguyên tắc lưỡng cấp tài phán” [34, tr.104].
Để khắc phục những nhược điểm trên, đảm bảo sự an toàn pháp lý cần thiết trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên, trên cơ sở tham khảo pháp luật tố tụng dân sự các nước và xét điều kiện thực tế của Việt Nam, theo tác giả trước mắt cần nghiên cứu giải pháp để vừa nhanh chóng giải quyết vụ kiện, hạn chế sự lạm quyền kháng cáo của đương sự nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc xét xử hai cấp. Sau đó, qua tổng kết thực tiễn xét xử sẽ đánh giá nguyên tắc xét xử hai cấp có phù hợp với các vụ kiện được giải quyết theo thủ tục rút gọn hay không để tiếp tục hoàn thiện thủ tục này.