Tổ chức thực thi các quy định thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60380103 (Trang 80 - 85)

dân sự

Đặc điểm của thủ tục rút gọn trong BLTTDS năm 2015 là lần đầu tiên được quy định và mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016, nên theo tác giả trước mắt cần chú trọng đến công tác tổ chức thực thi, nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục rút gọn trong thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự nói chung, bởi lẽ chỉ có thể thông qua hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử mới đánh giá đúng quy định nào của BLTTDS là phù hợp và quy định nào không phù hợp với thực tiễn để có phương hướng tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.

Thứ nhất, thường xuyên tiến hành công tác tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo nâng cao trình độ và năng lực xét xử cho Thẩm phán và cán bộ Tòa án; nâng cao trình độ chính trị cho cán bộ, công chức trong toàn ngành; có kế hoạch bổ sung số lượng Thẩm phán các cấp.

Trước mắt, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tòa án là phải chú trọng việc tập huấn các văn bản pháp luật mới, kỹ năng xét xử; thường xuyên tổ chức các hội nghị trao đổi và rút kinh nghiệm về công tác xét xử cho đội ngũ Thẩm phán và tập huấn các kiến thức liên quan tới công tác xét xử ở quy mô mỗi Tòa án, song song với tổ chức tập huấn, hội nghị ở mỗi tỉnh và trong toàn ngành Tòa án. Tiếp tục kiện toàn đội ngũ Thẩm phán và cán bộ Tòa án có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức theo quy định. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp cho Thẩm phán và cán bộ Tòa án, bởi lẽ, chỉ khi có trình độ chuyên môn tốt thì Thẩm phán và cán bộ Tòa án mới bảo đảm vụ án được giải quyết nhanh chóng nhưng chất lượng xét xử vẫn được bảo đảm cũng như bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.

Thứ hai, tăng cường công tác giải thích và áp dụng pháp luật.

Yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là TANDTC phải có văn bản hướng dẫn cụ thể những quy định còn khó hiểu hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau để áp dụng thống nhất. Mặt khác, việc xây dựng mẫu văn bản tố tụng áp dụng đối với trường hợp áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án như: Quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường, mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử; mẫu ản án, quyét định theo thủ tục rút gọn,… cũng cần được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng. Ngoài ra, TANDTC cần xây dựng lộ trình thực hiện công tác sơ kết, kiểm tra, tổng kết định kỳ và đột xuất việc thực hiện các quy định về thủ tục rút gọn

để bảo đảm kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của BLTTDS 2015 liên quan đến giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn

Thứ ba, xây dựng cơ chế quy định trách nhiệm cá nhân của Thẩm phán cũng như kiểm soát hoạt động của Thẩm phán trong việc áp dụng thủ tục rút gọn để tránh sự lạm quyền của Thẩm phán khi ra phán quyết.

Thủ tục rút gọn là quy định mới trong pháp luật tố tụng dân sự, chính vì lẽ đó, không ít Thẩm phán sẽ bị bỡ ngỡ trước việc áp dụng quy định của thủ tục rút gọn trong quá trình giải quyết vụ án sẽ dẫn đến việc không tránh khỏi là Thẩm phán “ngại” và áp dụng thủ tục này một cách “tùy nghi”. Do vậy, TANDTC cần sớm ban hành quy định, mà theo đó

, một trong những tiêu chí chấm điểm thi đua của cơ quan về giải quyết án, của cá nhân khi xét thành tích khen thưởng trong đó có chỉ tiêu phản ánh giải quyết án theo thủ tục rút gọn. Xây dựng quy định có tính bắt buộc đi kèm chế tài xử lý trách nhiệm đối với thẩm phán khi có đủ điều kiện nhưng không áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết vụ án.

Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc áp dụng thủ tục rút gọn của Thẩm phán ngay từ thời điểm nhận đơn khởi kiện và thụ lý thông qua kết quả xử lý đơn khởi kiện của Thẩm phán được phản ánh trong sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện biết việc áp dụng hoặc không áp dụng theo thủ tục rút gọn. Đây cũng chính là cơ sở để người dân thực hiện quyền khiếu nại đối với quyết định của Tòa án trong việc áp dụng hay không áp dụng thủ tục rút gọn khi giải quyết tranh chấp.

Thứ tư, quán triệt nhận thức về ý nghĩa và yêu cầu của thủ tục rút gọn trong đội ngũ cán bộ Tòa án.

Thủ tục rút gọn là một chế định mới với trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết rút gọn hơn thủ tục thông thường nên giai đoạn đầu thực hiện không thể tránh

được bỡ ngỡ và lúng túng. Vì vậy, để bảo đảm các quy định của thủ tục rút gọn được thực thi có ý nghĩa trên thực tế là cần quán triệt nhận thức của các Thẩm phán và cán bộ Tòa án về mục đích và yêu cầu áp dụng thủ tục rút gọn để từ đó nâng cao ý thức thực thi các quy định của pháp luật tố tụng trong tất cả các giai đoạn tố tụng, từ khi nhận đơn khởi kiện cho đến khi kết thúc vụ án. Nếu đội ngũ cán bộ Tòa án không nhận thức được yêu cầu cấp bách của việc áp dụng thủ tục rút gọn để xử lý một số loại vụ án nhất định mà vẫn áp dụng trình tự giải quyết vụ án của thủ tục thông thường đã và đang áp dụng như thời gian qua cho tất cả các loại tranh chấp thì sẽ dẫn đến hậu quả là các quy định của thủ tục rút gọn trong BLTTDS chỉ là quy định mang tính hình thức, cho “có lệ” và sẽ không đạt hiệu quả trong thực tế.

Thứ năm, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho hệ thống Tòa án.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Tòa án từ việc đương sự nộp đơn khởi kiện qua cổng thông tin điện tử của Tòa án; xử lý đơn khởi kiện cho đến thủ tục cấp, tống đạt văn bản tố tụng của tòa án và công khai các hoạt động của Tòa án cho đương sự sẽ góp phần rút ngắn thời gian, công sức, chi phí cho người dân cũng như giúp cho Tòa án giảm bớt khối lượng công việc hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự. Vì lẽ đó, Nhà nước cần phải bảo đảm điều kiện vật chất cho các hoạt động của Tòa án. Ưu tiên trang bị phương tiện phục vụ công tác xét xử. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của hệ thống Tòa án và nâng cao trình độ công nghệ thông tin của cán bộ Tòa án.

Thứ sáu, nghiên cứu xây dựng mô hình Tòa án giản lược theo hướng Tòa chuyên trách giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn.

Những bài học trong xây dựng hệ thống tư pháp chuyên biệt của nhiều nước nhằm giải quyết theo tố tụng rút gọn được coi là xu thế bắt buộc và cần thiết phải sớm sửa đổi để bảo đảm hiệu quả. Song song với việc nghiên cứu, sửa đổi, hoàn

thiện các quy định của pháp luật thì cần nghiên cứu Đề án thành lập Tòa giản lược có thẩm quyền áp dụng thủ tục rút gọn giải quyết các vụ án dân sự có tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng có giá trị thiết thực, đáp ứng được nhu cầu xã hội. Việc xây dựng mô hình Tòa án này cần có sự tiếp thu, học hỏi có chọn lọc những mô hình Tòa án xét xử nhanh từ các nước trên thế giới. Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới (Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia...) thì trong hệ thống Toà án có mô hình Toà án giản lược, được tổ chức để giải quyết các tranh chấp có giá ngạch thấp, những vụ việc nhỏ với những tiêu chí nhất định, xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật không nghiêm trọng.

Thứ bảy, đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật tố tụng dân sự nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân

Với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, theo đó vai trò của pháp luật sẽ được đề cao trong việc điều chỉnh mọi quan hệ trong đời sống xã hội. Để đạt được mục tiêu này thì ngoài việc kịp thời xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật phù hợp để điều chỉnh các quan hệ xã hội thì vấn đề giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân đóng vai trò rất quan trọng để người dân hiểu và có ý thức tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân ở nước ta vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là sự hiểu biết về pháp luật tố tụng dân sự. Thực tế, nhiều người quan niệm rằng chỉ các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng mới phải thực hiện pháp luật tố tụng dân sự nên họ ít khi quan tâm, tìm hiểu chúng. Vì vậy đối với một thủ tục tố tụng mới như thủ tục rút gọn, cần có những biện pháp tăng cường nhận thức của người dân để phát huy vai trò quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp mới này. Các biện pháp đó trước tiên phải được thực hiện bởi Tòa án nhưng có sự phối hợp và trợ giúp của các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, internet, tuyên truyền trực tiếp,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60380103 (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)