Thời kỳ từ năm 2004 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60380103 (Trang 41 - 45)

1.3. Lịch sử hình thành các quy định về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự Việt

1.3.3. Thời kỳ từ năm 2004 đến nay

Để đáp ứng những đòi hỏi mà thực tiễn giải quyết tranh chấp đặt ra và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế về tố tụng dân sự, việc xây dựng thủ tục rút gọn trong BLTTDS đã được bắt đầu từ những năm 1996, 1997, khi đó thủ tục này được xây dựng tại chương XV Dự thảo V BLTTDS gồm 7 điều luật (Điều 234 – Điều 243). Và đến Dự thảo VIII BLTTDS phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn đã bị thu hẹp bởi 3 điều luật (Điều 267 – Điều 269) tại chương XV với tên gọi là “Thủ tục yêu cầu thanh toán nợ”, về cơ bản đây là sự mô phỏng các quy định về thủ tục ra lệnh

trong BLTTDS Pháp 1807. Tuy nhiên, so sánh với các quy định trong BLTTDS Pháp thì phạm vi áp dụng thủ tục yêu cầu thanh toán nợ đã bị thu hẹp, chỉ áp dụng trong các quan hệ hợp đồng vay tài sản mà không áp dụng cho việc thanh toán các nghĩa vụ tài sản khác như BLTTDS Pháp . Đến Dự thảo X và XI thì thủ tục rút gọn đã hoàn toàn không còn tồn tại nữa [44, tr.328,329].

Sau khi BLTTDS năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011 theo Luật số 65/2011/QH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012) ra đời, nhiều ý kiến cho rằng thủ tục giải quyết việc dân sự được quy định từ Điều 311 đến Điều 341 Bộ luật này chính là thủ tục rút gọn vì thủ tục giải quyết việc dân sự được tiến hành nhanh hơn và đơn giản hơn thủ tục giải quyết vụ án dân sự từ thời hạn chuẩn bị giải quyết, thành phần tham gia và thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Đây cũng chính là các đặc điểm của thủ tục xét xử rút gọn từng được quy định trong giai đoạn trước. Tuy nhiên, bản chất của thủ tục giải quyết việc dân sự không có tranh chấp là một thủ tục tố tụng dân sự đặc biệt nhưng không phải là thủ tục rút gọn theo đúng nghĩa của nó. Bởi vì, thủ tục giải quyết việc dân sự chỉ áp dụng đối với yêu cầu công nhận các quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động theo thỏa thuận của các đượng sự hoặc yêu cầu công nhận, không công nhận các sự kiện pháp lý nào đó.

Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2006 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ cần: “Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút

gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”. Chủ trương trên của Bộ

chính trị không được xây dựng trong BLTTDS sửa đổi năm 2011 mà lại được Luật chuyên ngành tiếp thu. Khoản 2 Điều 41 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 (được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011) quy định: “Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được

đủ các điều kiện sau đây: Cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện; Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng; Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng.” Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đã có quy định tiến bộ trong việc áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Song, BLTTDS thời điểm đó chưa có quy định về thủ tục rút gọn nên thực tế chưa ghi nhận trường hợp nào giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.

BLTTDS năm 2015 ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 đánh dấu sự vượt trội và tiến bộ trong tư duy của nhà lập pháp với việc lần đầu tiên ghi nhận thủ tục rút gọn bằng 02 chương XVIII và XIX tại Phần thứ tư của Bộ luật này. Trong chương 2 tiếp theo, tác giả sẽ đi sâu vào việc phân tích và đánh giá các quy định liên quan đến thủ tục rút gọn.

Qua việc khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, chúng ta thấy rằng quy định về thủ tục rút gọn ở mỗi thời kỳ có sự khác nhau, có những giai đoạn pháp luật quy định cơ chế xét xử do một Thẩm phán tiến hành tùy theo giá trị của tranh chấp lớn hay nhỏ; tính chất phức tạp hoặc đơn giản; quan trọng hay không quan trọng của từng loại vụ án và phán quyết của Tòa án có hiệu lực ngay. Đây là những yếu tố mà chúng ta cần tham khảo trong quá trình hoàn thiện thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tóm lại, qua nghiên cứu các vấn đề lý luận về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự xét trong lịch sử tố tụng dân sự Việt Nam và tham khảo pháp luật tố tụng dân sự một số nước cho thấy cần thiết xây dựng mô hình thủ tục rút gọn trong BLTTDS như sau: cơ chế xét xử chỉ do một Thẩm phán tiến hành; với thời hạn ngắn hơn và được giản lược về thủ tục tố tụng; phán quyết này không bị kháng cáo phúc thẩm hoặc nếu bị kháng cáo phúc thẩm thì chỉ được kháng cáo việc áp dụng

pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm. Theo thủ tục rút gọn, đương sự có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án mà không nhất thiết phải làm đơn khởi kiện. Vụ kiện theo trình tự giản đơn sẽ được giải quyết bằng một phiên tòa nhanh gọn hơn, khi tiến hành phiên tòa, Thẩm phán có thể bỏ qua các bước không cần thiết. Thẩm phán chỉ tuyên quyết định của Tòa án về việc giải quyết vụ án, còn phần nội dung vụ án, nhận định của Tòa án có thể được ghi ngay trong biên bản phiên tòa.

Từ các kết luận của Chương 1, trong Chương 2 tiếp theo, tác giả sẽ đánh giá các quy định của BLTTDS 2015 về thủ tục rút gọn thông qua đó để đưa ra các phương hướng tổ chức thực thi và tiếp tục hoàn thiện thủ tục rút gọn tại Việt Nam.

CHƢƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN

BLTTDS năm 2015 đã quy định giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại phần thứ tư, từ điều 316 đến 324 của Bộ luật trên cơ sở đơn giản hóa các thủ tục tố tụng thông thường với mục đích giải quyết vụ án nhanh chóng, hiệu quả nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật đối với một số loại vụ việc cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60380103 (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)