Thực tiễn giải quyết các tranh chấp dân sự hiện nay yêu cầu cấp thiết xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60380103 (Trang 29 - 31)

1.2. Cơ sở quy định thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng dân sự

1.2.2. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp dân sự hiện nay yêu cầu cấp thiết xây

thiết xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự.

Theo số liệu thống kê của TANDTC từ năm 2005 đến năm 2014 về hoạt động xét xử của các Tòa án, số lượng các loại vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án liên tục gia tăng, trung bình mỗi năm tăng khoảng 15%, làm cho công việc của các Tòa án ngày càng quá tải. Tính từ tháng 10/2012 đến ngày 30/09/2013, toàn hệ thống Tòa án nhân dân đã giải quyết được 364.819 vụ án các loại trong tổng số 395.415 vụ án đã thụ lý (đạt tỷ lệ 92,3%); số vụ án còn lại hầu hết là mới thụ lý và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. So với cùng kỳ năm trước, số vụ án đã thụ lý tăng 34.474 vụ; đã giải quyết tăng 31.951 vụ; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán giảm 0,12%. Về số lượng cán bộ, Thẩm phán, cho đến nay tổng biên chế toàn hệ thống Tòa án nhân dân hiện có 12.763 người; trong đó TANDTC có 645 người (104 Thẩm phán), Tòa án nhân dân cấp tỉnh có 3525 người (1.042 Thẩm phán) và Tòa án nhân dân cấp huyện có 8.593 người (3.813 Thẩm phán). So với biên chế được phân bổ, hiện toàn hệ thống còn thiếu 761 người, chủ yếu là ở cấp huyện (498 người/695 huyện). Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, 100% Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, 95% Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh và cấp huyện có trình độ cử nhân luật; 90% Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, 66% Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh và 20% Thẩm phán Tòa án cấp huyện có trình độ cử nhân chính trị hoặc cao

cấp lý luận chính trị. Về phẩm chất đạo đức, 100% Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đa số đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức đối với người cán bộ, Đảng viên theo quy định của Trung ương [66].

Qua nghiên cứu các số liệu thống kê trên, thấy rằng tình trạng tồn đọng án hàng năm cao là do số lượng án ngày một tăng và phức tạp, trong khi đó số lượng thẩm phán còn thiếu, không đáp ứng đủ cho khối lượng công việc ngày càng tăng. Mặt khác, từ thực tiễn của hoạt động tố tụng hiện nay cho thấy một số loại vụ án không phải mất thời gian để thu thập chứng cứ, điều tra, xác minh lẽ ra có thể và cần phải giải quyết nhanh chóng nhưng lại được giải quyết trong thời gian dài, qua nhiều lần xét xử gây lãng phí thời gian, phí tổn cho đương sự và Nhà nước một cách không cần thiết trong khi lợi ích của tranh chấp không lớn. Đây là do các quy định của pháp luật tố tụng dân sự thời gian qua chưa thực sự mềm dẻo, linh hoạt cho phù hợp với tính chất của từng loại tranh chấp phát sinh.

Thực tiễn giải quyết các tranh chấp dân sự cho thấy không ít những vụ án có nội dung đơn giản, chứng cứ rõ rang, giá ngạch thấp mà Tòa án vẫn phải áp dụng thủ tục tố tụng thông thường để giải quyết làm thời gian giải quyết vụ án bị kéo dài, đồng thời làm căng thẳng thêm mâu thuẫn giữa các bên, làm cho tính chất của vụ án từ đơn giản thành phức tạp và đôi khi từ một tranh chấp dân sự nhưng không được giải quyết kịp thời đã phát triển thành vụ án hình sự, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ví dụ yêu cầu bị đơn thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng vay taì sản hay thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng mà bị đơn không phản đối nghĩa vụ nhưng không chịu thực hiện nghĩa vụ vì lý do nào đó; hay những vụ kiện mà bị đơn không thừa nhận nghĩa vụ nhưng có nội dung đơn giản, chứng cứ rõ ràng, việc áp dụng pháp luật giải quyết vụ án không phức tạp; hoặc những vụ án có giá ngạch thấp thì lợi ích của tranh chấp có khi còn thấp hơn chi phí mà đương sự và Nhà

nước bỏ ra. Do đó, đây là các loại vụ án mà Tòa án có thể đưa ra phán quyết buộc bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ mà không phải xét xử qua các bước thông thường. Vì vậy, cần có một thủ tục rút gọn để giải quyết nhanh chóng và dứt điểm những loại vụ án như trên để bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Việc xây dựng thủ tục rút gọn trong BLTTDS hiện nay là yêu cầu cấp thiết, góp phần giải quyết lượng án tồn đọng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc của Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của đương sự khi tham gia quan hệ pháp luật, đồng thời bảo đảm sự phù hợp giữa BLTTDS với các chủ trương, đi ̣nh hướng cải cách tư pháp đã được xác định trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60380103 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)