Về thời hạn giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60380103 (Trang 52 - 55)

2.4.1. Thời hạn giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp sơ thẩm. thẩm.

Đối với những vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn, không phải mất thời gian để điều tra, xác minh làm rõ sự thật khách quan của vụ án, việc giải quyết vụ án chỉ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ do các đương sự cung cấp hoặc thừa nhận nên không cần tới khoảng thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình hay là 02 tháng đối với vụ án kinh doanh thương mại, lao động như quy định của thủ tục tố tụng thông thường. Vì vậy, cần rút ngắn khoảng thời gian này để bảo đảm cho vụ án được giải quyết nhanh chóng, dứt điểm.

Khoản 1, 3 Điều 318 BLTTDS năm 2015 quy định: "Trong thời hạn không

quá 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 195 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định" và “Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn phải được gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp”. Như vậy, thời

thông thường và thời hạn này được áp dụng chung cho mọi loại tranh chấp là hợp lý. Song, nhà lập pháp quy định việc mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định sẽ khó thực hiện trong thực tiễn nếu không có sự hợp tác tích cực của các đương sự. Trường hợp Tòa án không tống đạt được trực tiếp Quyết định xét xử cho đương sự mà phải niêm yết thì thời hạn niêm yết là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết, dẫn đến thời gian mở phiên tòa không được đảm bảo.

Ngoài ra, thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cũng được rút ngắn tương ứng, khoản 3 điều 318 BLTTDS năm 2015 quy định: "Trường hợp Viện kiểm

sát tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Bộ luật này thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án". Trong khi đó, thời hạn nghiên cứu hồ

sơ của Viện kiểm sát theo thủ tục thông thường là 15 ngày.

Đồng thời, để bảo đảm vụ án thực sự thỏa mãn các điều kiện về áp dụng thủ tục rút gọn và tạo cơ chế kiểm soát việc áp dụng thủ tục rút gọn của Thẩm phán, nhà lập pháp quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định và Chánh án Tòa án có thể có hai phương án giải quyết là giữ nguyên quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc hủy quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và phải được gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp [12, Điều 319].

2.4.2. Thời hạn giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn tại Tòa án cấp phúc thẩm. thẩm.

Để đáp ứng yêu cầu về tính nhanh chóng, hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn và chống lại sự lạm quyền kháng cáo của đương sự, BLTTDS năm 2015 đã thiết lập các quy định về thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn trên cơ sở rút ngắn các thời hạn này só với thủ tục thông thường.

Thời hạn kháng cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là 07 ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án, quyết định được giao cho họ hoặc bản án, quyết định được niêm yết thay vì là 15 ngày theo thủ tục thông thường [12, khoản 1 Điều 322]. Việc quy định mốc tính thời hạn 07 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc ngày bản án, quyết định giao cho đương sự hoặc bản án, quyết định được niêm yết nhằm tạo điều kiện cho đương sự biết được nội dung bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi của mình để thực hiện quyền kháng cáo, đồng thời cũng là giải pháp nhằm chống lại việc trì hoãn, trốn tránh không nhận bản án, quyết định của Tòa án.

Thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định thay vì là 15 ngày hay 30 ngày đối với bản án sơ thẩm theo thủ tục thông thường [12, khoản 2 Điều 322].

Khoản 1 Điều 323 BLTTDS 2015 quy định trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm ra một trong các quyết định sau: quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án, quyết định định chỉ xét xử phúc thẩm vụ án và quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét

xử phúc thẩm, Thẩm phán phải mở phiên tòa phúc thẩm. Mục đích của rút ngắn thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là để bảo đảm yêu cầu về tính nhanh chóng, hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn và chống lại sự lạm quyền kháng cáo của đương sự, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn đã được rút ngắn từ 02 lần so với thủ tục tố tụng thông thường.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi ngay cho những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị để họ biết và có thể thực hiện các quyền tố tụng của mình. Quyết định này cũng phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cung cấp kèm theo hồ sơ vụ án để nghiên cứu chứ không phải là trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định như đối với quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục thông thường. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp được rút ngắn chỉ còn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án thay vì là 15 ngày đối với thủ tục phúc thẩm thông thường. Hết thời hạn 05 ngày làm việc, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án [12, Khoản 2 Điều 323].

Ngoài ra, quy định tại Khoản 4 của Điều 323 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử nếu xuất hiện tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317 của BLTTDS 2015 làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Trong trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 317 của Bộ luật này. Tuy nhiên, nhà lập pháp không quy định rõ là việc chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường là theo thủ tục sơ thẩm hay theo thủ tục phúc thẩm và thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án trong trường hợp này được tính lại theo thủ tục sơ thẩm hay theo thủ tục phúc thẩm thông thường. Do vậy, cần phải lưu ý tới các văn bản hướng dẫn hay án lệ của Tòa án tối cao về vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự việt nam luận văn ths luật dân sự và tố tụng dân sự 60380103 (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)