thống pháp luật
Để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, cần tiếp tục nghiên cứu để sửa đối, bổ sung các quy định liên quan, ví dụ:
Thứ nhất, sửa đổi quy định về người đại diện. Với tư cách là chủ thể
của pháp luật tố tụng hình sự, pháp nhân thông qua người đại diện theo pháp luật có quyền và nghĩa vụ tham gia đầy đủ vào các giai đoạn tố tụng hình sự được quy định tại Điều 434 BLTTHS năm 2015. Theo đó, mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu TNHS được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân . Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố , điều tra, truy tố, xét xử , thi hành án theo yêu cầu của cơ quan , người có thẩm quyề n. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc không thể tham gia tố tụng được thì pháp nhân phải cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của mình tham gia tố tụng. Trường hợp pháp nhân thay đổi người đại diện thì pháp nhân phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Tại thời điểm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử mà pháp nhân không có người đại diện theo pháp luật hoặc có nhiều người cùng là đại diện theo pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một người đại diện cho pháp nhân tham gia tố tụng.
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, nghề nghiệp, chức vụ của mình. Nếu có sự thay đổi những thông tin này thì người đại diện theo pháp luật phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Quá trình tham gia tố tụng, người đại diện theo pháp luật thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định, cần lưu ý quá trình lấy lời khai, trình bày ý kiến, không buộc đưa ra lời khai chống lại pháp nhân, hoặc buộc phải thừa nhận pháp nhân phạm tội. Điều này thể hiện nguyên tắc chung thống nhất giữa cá nhân và pháp nhân phạm tội, không được coi lời khai buộc tội của bị can, bị cáo là chứng cứ duy nhất để buộc tội.
Thứ hai, về các biện pháp ngăn chặn. Điều 432, Điều 433 BLTTHS
năm 2015 quy định việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với pháp nhân, trên cơ sở các quy định về khởi tố vụ án, khởi tố bị can áp dụng đối với cá nhân, con người phạm tội cụ thể. Tại các Điều 436 đến Điều 439 BLTTHS năm 2015 quy định một số biện pháp cưỡng chế áp dụng với pháp nhân phạm tội nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được diễn ra bình thường như: Kê biên tài sản liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; Phong tỏa tài khoản của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hàn h vi phạm tội của pháp nhân; Buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án.
Một trong những vấn đề được xem xét khi quy định pháp nhân là chủ thể của pháp luật tố tụng hình sự chính là việc chứng minh những nội dung quan trọng để định tội danh đối với pháp nhân, đó là các yếu tố hành vi phạm
tội, yếu tố lỗi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi - hậu quả, cũng giống như đối với chủ thể phạm tội là cá nhân con người cụ thể.
Theo Điều 441 BLTTHS năm 2015 quy định:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội thuộc trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của Bộ luật hình sự; Lỗi của pháp nhân, lỗi của cá nhân là thành viên của pháp nhân; Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội của pháp nhân gây ra; Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và tình tiết khác liên quan đến miễn hình phạt ; Nguyên nhân và điều kiện phạm tội [44].
Ngoài ra, BLTTHS năm 2015 còn quy định tại Điều 444 về thẩm quyền xét xử của Tòa án, theo đó, Tòa án có thẩm quyền xét xử với pháp nhân được quy định là Tòa án nơi pháp nhân thực hiện tội phạm. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi pháp nhân đó có trụ sở chính hoặc nơi có chi nhánh của pháp nhân đó thực hiện tội phạm.
Theo các chuyên gia, việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại là một vấn đề mới được đặt ra. Do vậy việc xác định các tội danh mà pháp nhân thương mại thực hiện cần thận trọng, có các bước đi phù hợp, trên cơ sở đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm và phổ biến của những vi phạm xảy ra trong thực tiễn để quy định trong BLHS nhằm xử lý hành vi phạm tội. Việc pháp nhân phạm tội không loại trừ TNHS của cá nhân. Do vậy trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cần làm rõ các tình tiết, hành vi phạm tội của cá nhân hoặc pháp nhân (nếu có), trường hợp pháp nhân ra quyết định hoặc chỉ đạo cá nhân thực hiện hành vi phạm tội thì cần xử lý hình sự cả cá nhân và pháp nhân về tội mà họ đã thực hiện. Như vậy việc xử lý tội phạm mới triệt để, toàn diện, tránh bỏ lọt tội phạm và cá nhân, pháp nhân phạm tội.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Qua nghiên cứu những quy phạm pháp luật về TNHS của pháp nhân của BLHS năm 2015, ta thấy, bên cạnh những kết quả đã đạt được về việc bổ sung quy định TNHS của pháp nhân trong BLHS, còn một số nội dung nữa cần tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, đề xuất sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung BLHS số 100/2015 lần này.
Một số nội dung hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất (nhất là quan điểm về việc pháp nhân là chủ thể của tội phạm hay chỉ là chủ thể của TNHS) giữa các nhà khoa học và các cơ quan thực thi pháp luật. Sự chưa thống nhất này bắt nguồn từ việc đây là một quy định mới, chưa có thực tiễn áp dụng ở Việt Nam, nên phần lớn các ý kiến đều dựa trên sự nghiên cứu tài liệu của nước ngoài, vốn cũng dựa vào nhiều học thuyết khác nhau. Chính vì sự phức tạp này, nên cách lựa chọn của các Nhà lập pháp Việt Nam là lựa chọn theo phương pháp đơn giản nhất, tránh xáo trộn nhất và dễ áp dụng nhất. Theo quan điểm này, thì pháp nhân (thương mại) là chủ thể của tội phạm, độc lập với chủ thể là cá nhân; chỉ khi xác định pháp nhân là chủ thể của tội phạm, thì việc quy định TNHS của pháp nhân đó mới có cơ sở.
Qua phân tích, về nguyên tắc, quy định cụ thể về pháp nhân thương mại dựa trên nền của các quy định của cá nhân, không tách thành hai hệ chế định song song, mà chỉ có quy định có tính đặc thù. Rà soát các quy định hiện hành cũng như các đề xuất sửa đổi, bổ sung của cơ quan có thẩm quyền hiện nay, có một xu hướng tách thành hai hệ thống song song, điều này không phù hợp với quan điểm lập pháp từ đầu, nên cần tránh theo cách này.
Mặc dù còn một số vấn đề cần sửa đổi trước khi đưa vào thực tiễn áp dụng nhằm mục đích đảm bảo được việc xác định tội danh, áp dụng các quy định đúng đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Mặt khác cũng tạo khung pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền có sự áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Do BLHS năm 2015 và BLTHS năm 2015 chưa được áp dụng trong thực tiễn nên nhận định của tác giả đơn thuần về lý thuyết khoa học trên cơ sở quy định hiện có, từ đó cho thấy việc quy định TNHS của pháp nhân còn nhiều khó khăn vướng mắc chưa thống nhất, việc quy định chưa rõ ràng, tác giả thấy cần thiết đưa ra những nhu cầu, định hướng cần hoàn thiện theo quy định pháp luật về TNHS của pháp nhân để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định, phù hợp nhằm nâng cao tính hoàn thiện của chế định TNHS của pháp nhân nói riêng và hệ thống pháp luật hình sự nói chung.
KẾT LUẬN
Việc quy định TNHS của pháp nhân trong PLHS là một đòi hỏi tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay ở Việt Nam. Xây dựng một mô hình lý luận phù hợp, có tính khả thi về chế định TNHS của pháp nhân là vấn đề mà các nhà khoa học pháp luật hình sự Việt Nam cần phải tiếp tục suy ngẫm, nghiên cứu. Cũng cần nói thêm rằng, việc ghi nhận chế định TNHS của pháp nhân trong PLHS nước ta cũng đòi hỏi có nhiều thay đổi quan trọng khác trong hệ thống lý luận PLHS, như cơ sở của TNHS, khái niệm tội phạm, vấn đề lỗi, các giai đoạn phạm tội, đồng phạm, các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, vấn đề hình phạt, quyết định hình phạt, các biện pháp tha miễn TNHS và hình phạt, xoá án tích, lý lịch tư pháp, v.v... Ngoài ra, chúng ta còn phải tính đến sự thay đổi rất lớn trong hai ngành luật gắn bó mật thiết với luật hình sự, đó là Luật tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự.
Tác giả luận văn đã nghiên cứu khái niệm TNHS của pháp nhân, đồng thời, phân tích quy định của ba nước đại diện cho ba châu lục quy định TNHS của pháp nhân để có thể học hỏi, đúc rút kinh nghiệm.
Mặc dù chế định này đã được ghi nhận tại BLHS năm 2015, tuy nhiên xung quanh những quy định về TNHS của pháp nhân vẫn còn những tồn tại cần điều chỉnh cho phù hợp để khi đi vào thực tiễn áp dụng có tính khả thi cao. Chính vì vậy, qua phân tích các quy định về TNHS của pháp nhân tại BLHS năm 2015 và BLTTHS năm 2015, tác giả tổng hợp khó khăn vướng mắc, đưa ra những nhận định về việc nếu đưa quy định này áp dụng trong thực tiễn, để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về TNHS của pháp nhân nhằm nâng cao chế định này. Có thể thấy, khi đã chấp nhận chế định này, tức là chúng ta đã thừa nhận hệ thống các quan điểm của khoa học pháp lý hiện đại và cũng đồng nghĩa với việc phá vỡ hệ thống lý
luận truyền thống, cổ điển trong khoa học pháp lý hình sự. Chúng ta không thể dựa trên những quan điểm cũ, quan điểm truyền thống để nhìn nhận những vấn đề mới phát sinh. Khoa học phải liên tục được đổi mới về mặt lý luận để phù hợp với thực tiễn. Mặc dù những sự thay đổi như vậy là phức tạp, khó khăn, nhưng dù sao cũng phải làm vì công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và những đòi hỏi từ thực tiễn sinh động của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay ở nước ta.