Khái niệm tội phạm (Điều 8)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm Hình sự của Pháp nhân (Trang 47 - 49)

Điều 8 BLHS năm 2015 đã bổ sung chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại bằng cách đưa chủ thể pháp nhân vào khái niệm tội phạm. Theo đó:

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm

phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự [43]. Theo quan điểm của các nhà lập pháp, khi đã coi chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại thì nhất thiết phải bổ sung vào khái niệm tội phạm để làm căn cứ xây dựng các thiết chế khác của BLHS có liên quan.

Tuy nhiên, quan điểm của các nhà khoa học thì cho rằng, khi đã thống nhất học thuyết đồng hóa trách nhiệm của cá nhân và pháp nhân, lấy hành vi cá nhân làm căn cứ để xử lý cả hành vi của cá nhân và pháp nhân, thì không nhất thiết phải bổ sung một cách trực tiếp chủ thể là pháp nhân thương mại vào trong Điều 8. Bởi vì, tội phạm do cá nhân hoặc do pháp nhân thực hiện về nguyên tắc là giống nhau. Có khác thì khác về điều kiện và việc quy định các điều kiện này đã được quy định trong các điều khác, nên không cần thiết phải có sự bổ sung này. Thậm chí, một số ý kiến còn cho rằng, việc bổ sung này còn có thể dẫn đến việc hiểu không đúng về vấn đề TNHS của pháp nhân.

Tác giả đồng ý với quan điểm việc quy định "gộp" pháp nhân và cá nhân chung vào khái niệm tội phạm như Điều 8 BLHS năm 2015 chưa phù hợp bởi lẽ, cá nhân và pháp nhân là hai chủ thể riêng biệt thực hiện hành vi với tính chất lỗi, khách thể xâm hại hoàn toàn khác nhau nên trách nhiệm pháp lý cũng khác nhau. Mặt khác, tại điều này cũng quy định "pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý", tuy nhiên có thể thấy pháp nhân không bao giờ thực hiện tội phạm do lỗi vô ý mà thực tế pháp nhân thực hiện tội phạm do sự chủ động, theo chủ trương, kế hoạch nhất định nên hậu quả gây ra là do lỗi cố ý của các cá nhân đại diện cho pháp nhân. Chính vì

vậy, khái niệm pháp lý đối với tổ chức thực hiện tội phạm chứ không phải đối với một thực thể là cá nhân phạm tội nên cần có khái niệm tội phạm cụ thể và khác nhau. Hơn nữa, pháp nhân thương mại phạm tội không xâm phạm đến khách thể là "độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, quốc phòng an ninh". Khái niệm tội phạm quy định tại điều 8 vẫn chưa phù hợp, cần nghiên cứu quy định lại phạm vi chịu TNHS của pháp nhân thương mại cho phù hợp.

Ngoài ba nội dung trên, BLHS năm 2015 còn có một số quy định liên quan đến TNHS của pháp nhân thương mại như: quy định về các hình phạt, tuy nhiên, trong Chương các quy định đặc thù về pháp nhân thương mại cụ thể hóa quy định này, nên nội dung này sẽ được tác giả phân tích ở phần sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm Hình sự của Pháp nhân (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)