KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm Hình sự của Pháp nhân (Trang 42 - 45)

Từ việc nghiên cứu khái niệm, bản chất của TNHS hiểu theo nghĩa truền thống (TNHS của thể nhân), trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản của các học thuyết, kinh nghiệm lập pháp hình sự của một số quốc gia trên thế giới về TNSH của pháp nhân (trong đó có một số quốc gia có truyền thống lập pháp tương đối tương đồng với Việt Nam), nghiên cứu quan điểm của các nhà lập pháp Việt Nam (thông qua Đề án của cơ quan chủ trì soạn thảo BLHS sửa đổi) tác giả đã từng bước tiếp cận và cố gắng phân tích bản chất, đặc điểm để từ đó đưa ra khái niệm TNHS pháp nhân.

Qua đó, tác giả thấy rằng, mặc dù còn có quan điểm khác nhau về việc xác định pháp nhân nói chung hay pháp nhân thương mại nói riêng có phải là chủ thể của tội phạm hay chỉ là chủ thể của TNHS, các quan điểm hiện nay

đều thống nhất với nhau ở các nội dung: (i) việc quy định TNHS của pháp nhân thương mại được dựa trên nguyên lý của nguyên tắc đồng hóa trách nhiệm, nghĩa là cơ sở của TNHS của pháp nhân xuất phát từ hành vi phạm tội của cá nhân đại diện pháp nhân đó. Đây là điều hết sức quan trọng trong quan điểm và tư duy lập pháp. Điều này có nghĩa là các căn cứ xác định TNHS của cá nhân, về cơ bản cũng chính là các căn cứ được dùng để xác định TNHS của pháp nhân, mà không phải thiết kế, xây dựng một hệ thống các chế định song song với các chế định hiện đang áp dụng đối với cá nhân; (ii) Mặc dù là hành vi do cá nhân người địa diện pháp nhân thực hiện, nhưng muốn truy cứu TNHS đối với pháp nhân phải hội đủ cả bốn điều kiện là: người thực hiện hành vi phải là người đại diện cho pháp nhân; họ thực hiện vì lợi ích cho pháp nhân, họ trực tiếp chỉ đạo hoặc làm theo sự chỉ đạo của pháp nhân và hành vi đó chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mối quan hệ giữa TNHS của cá nhân và TNHS của pháp nhân. Các quan điểm cũng đều thống nhất rằng, việc truy cứu TNHS của pháp nhân không loại trừ TNHS của cá nhân nếu hành vi đó cấu thành một tội phạm độc lập. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, điều này cũng không đồng nghĩa với việc trong mọi trường hợp đều buộc phải truy cứu TNHS đối với cá nhân, vì có trường hợp hành vi phạm tội của pháp nhân phải là sự tổng hợp của tất cả các hành vi của cá nhân; (iii) Các hình phạt áp dụng đối với pháp nhân mang tính đặc thù, nghĩa là chỉ lựa chọn những hình phạt có thể áp dụng được với pháp nhân.

Qua nghiên cứu và phân tích các quy định của BLHS năm 2015 cho thấy, về bản chất TNHS của pháp nhân cũng chính là sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạm tội mà pháp nhân đã thực hiện. Phản ánh mối quan hệ giữa nhà nước và pháp nhân đã thực hiện tội phạm thông qua việc Nhà nước có quyền tuyên bố hành vi nguy hiểm mà pháp nhân thực hiện là tội phạm và có quyền áp dụng các biện pháp hình sự (gồm hình phạt và các biện pháp tư pháp) đối với pháp nhân đó nhằm bảo vệ trật tự pháp luật và giáo dục mọi

người ý thức tuân thủ pháp luật. Đó là hậu quả pháp lý bất lợi mà pháp nhân phải gánh chịu, được thực hiện bằng hình phạt, biện pháp tư pháp hình sự và án tích do Tòa án nhân danh Nhà nước quyết định áp dụng đối với pháp nhân vì pháp nhân đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong những trường hợp được quy định trong BLHS.

Mặc dù còn có các quan điểm khác nhau về việc có hay không việc coi pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm hay chỉ là chủ thể của TNHS, nhưng quan điểm chung của nhiều chuyên gia cho rằng: nói đến TNHS của pháp nhân là nói đến pháp nhân đó với tư cách là một chủ thể độc lập, phải chịu TNHS độc lập trước nhà nước về hành vi vi phạm do mình gây ra. TNHS của pháp nhân không đồng nghĩa với khái niệm TNHS tập thể.

Chương 2

CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ PHÁP NHÂN THƢƠNG MẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm Hình sự của Pháp nhân (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)