Về phân loại tội phạm đối với phápnhân thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm Hình sự của Pháp nhân (Trang 76 - 77)

Trong BLHS năm 2015, phân loại tội phạm được quy định tại Điều 9 theo hướng hoàn thiện hơn quy định về phân loại tội phạm, tách ra khỏi điều luật về khái niệm tội phạm, sửa tiêu chí về mức độ gây nguy hại cho xã hội thành tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, sửa lại cách diễn đạt mức cao nhất của khung hình phạt tương ứng với các loại tội để đảm bảo sự rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên quy định này phù hợp với chủ thể của tội phạm là cá nhân, còn đối với việc ghi nhận chủ thể tội phạm là pháp nhân thương mại và quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại lại khác với cá nhân phạm tội thì cần xem xét lại về việc tách ra. Bởi lẽ, tiêu chí phân loại tội phạm đều là tiêu chí chung về tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội; việc quy định cụ thể từ khung hình phạt đối với cá nhân sang khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại được xác định và chuyền tải vào các điều luật nên việc nhắc lại mức cao nhất của khung hình phạt đối với cả hai chủ thể này là không nên dẫn đến điều luật dài dòng.

Mặt khác, hiện nay còn vướng mắc về việc xác định loại tội trong một số trường hợp vì có trường hợp cùng loại tội theo phân loại tội phạm đối với

cá nhân phạm tội lại được chuyển sang mức hình phạt tiền thuộc các loại tội khác nhau đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Ví dụ, khoản 3 Điều 193 có mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù nhưng mức phạt tiền cao nhất đối với pháp nhân thương mại phạm tội thuộc khoản này là 9.000.000đ; khoản 3 Điều 192 có mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù nhưng khoản 5 Điều này quy định pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 điều này thù bị phạt tiền từ 6.000.000đ đến 9.000.000đ hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm. Cách chuyển đổi thiếu hợp lý ở một số điều luật dẫn đến tình trạng cùng cấu thành tội phạm nhưng lại là loại tội này đối với cá nhân phạm tội và loại tội khác đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Chính vì vậy, với đánh giá rằng loại tội phạm phải được xác định thống nhất dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thì đối với mỗi cấu thành tội phạm loại tội phạm do cá nhân, pháp nhân thực hiện là đồng nhất nên có thể quy định về loại tội trên mức cao nhất của khung hình phạt đối với cá nhân phạm tội.

Hiện nay vẫn tồn tại hai quan điểm về cách sử dụng thuật ngữ "người nào, người phạm tội" có bao gồm cả cá nhân và pháp nhân không, vì sẽ dẫn đến việc thay đổi các quy định khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm Hình sự của Pháp nhân (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)