Về hình phạt tiền áp dụng đối với phápnhân thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm Hình sự của Pháp nhân (Trang 77 - 79)

Các nhà làm luật đã quy định điều luật riêng quy định hệ thống hình phạt của pháp nhân thương mại (Điều 33 BLHS năm 2015). Theo đó, có thể thấy pháp nhân thương mại cũng có hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, đặc thù của pháp nhân phạm tội liên quan hầu hết đến kinh tế, do đó, hình phạt tiền là một trong những biện pháp được áp dụng gần như hầu hết. BLHS năm 2015 cũng đã quy định mức phạt tiền đối với pháp nhân không dưới 50 triệu đồng khá phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Tuy nhiên, dù chưa áp dụng trong thực tiễn nhưng qua nghiên cứu

các quy định về hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại, nhận thấy một số quy định vẫn chưa hợp lý. Ví dụ như quy định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại trong tội đầu cơ (Điều 196 BLHS năm 2015), theo điểm a, b, c khoản 5 Điều 196 thì hình phạt chính được quy định là hình phạt tiền nhưng tại điểm c khoản 2 Điều 33 BLHS lại quy định hình phạt bổ sung: "phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính". Theo đó khi phạm tội đầu cơ mà bị áp dụng tại điểm a, b, c khoản 5 quy định hình phạt tiền là hình phạt chính thì không thể lại áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung được. Do đó, quy định tại điểm d khoản 5 Điều 196: "pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng" là hình phạt bổ sung hoàn toàn không thể áp dụng trên thực tế. Vấn đề này cần được xem xét, sửa đổi cho phù hợp, để điều luật có thể áp dụng khả thi trên thực tế. Mặt khác, hình phạt tiền quy định giữa các tội danh khác nhau cũng chưa thực sự phù hợp, cần xem xét lại. Cụ thể Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả), Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm) đều có cùng mức khởi điểm phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng và cùng mức cao nhất hình phạt tiền điểm a, b, c khoản 5 Điều 192 và điểm a, b, c khoản 6 Điều 193 có mức phạt tiền như nhau; mà tính chất, mức độ của hai hành vi khác nhau, mức độ của tội buôn hàng giả là lương thực, thực phẩm phụ gia phải có mức nguy hiểm cao hơn nên hình phạt tiền cũng cần nghiêm khắc hơn. Tương tự như vậy, Điều 193 và Điều 195 một mặt là loại hàng hóa giả dành cho con người thì phải có mức độ nguy hiểm cao hơn so với hàng hóa giả dùng cho chăn nuôi,… nhưng chế tài quy định khung hình phạt tiền tại hai điều luật này lại như nhau, chưa thể hiện nguyên tắc phân hóa TNHS trong xây dựng luật và không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của từng loại tội phạm. Mức phạt tiền là hình phạt bổ sung chưa quy định tương xứng theo một tỷ lệ hay công thức nhất định so với hình phạt chính nên chưa có sự đồng bộ và sự phân hóa giữa các loại tội phạm.

Có thể thấy, hình phạt bổ sung là hình phạt tiền chưa hợp lý trong từng tội phạm khi xem xét mối quan hệ với hình phạt chính là hình phạt tiền và trong mối tương quan giữa các tội phạm khác nhau trong cùng một nhóm tội. Mức phổ biến hiện nay là khoảng từ 50 triệu đến 200 triệu hoặc mức từ 100 triệu đến 300 triệu đồng, cá biệt có tội phạt từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng. Tác giả thấy rằng việc quy định mức phạt tiền là hình phạt bổ sung trong các tội danh nêu trên xét trong tổng thể các loại tội phạm chưa hợp lý. Ví dụ, doanh nghiệp A phạm tội gây ô nhiễm môi trường theo điểm b khoản 5 Điều 235 thì pháp nhân thương mại có thể bị phạt từ 5 đến 10 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm. Giả định khi phạm tội mà Tòa án không áp dụng phạt tiền 5 đến 10 tỷ đồng do mức độ nguy hiểm cao nên Tòa án áp dụng chế tài đình chủ hoạt động 6 tháng (hình phạt chính) thì Tòa chỉ có thể áp dụng hình phạt bổ sung mức cao nhất đến 500 triệu đồng. Như vậy, dừng hoạt động 6 tháng mà không bị áp dụng phạt tiền 5 đến 10 tỷ đồng, thiết nghĩ nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận điều đó. Nếu vậy, hình phạt tiền ở đây không còn tính răn đe đối với tội phạm gây ô nhiễm môi trường hiện nay. Tương tự, khi áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nên áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.

Nhận thấy, khi áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động 6 tháng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đã gây thiệt hại nhất định cho doanh nghiệp nhưng phải buộc doanh nghiệp khắc phục một phần hậu quả đã gây ra và phạt tiền cũng góp phần ngăn ngừa pháp nhân đó tiếp tục phạm tội, thể hiện tính nghiêm khắc nhất định của hình phạt tiền khi là hình phạt bổ sung. Quy định như hiện nay, theo tác giả chưa đảm bảo tính răn đe phòng ngừa các hành vi phạm tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trách nhiệm Hình sự của Pháp nhân (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)