Khoản 2 Điều 2 BLHS năm 2015 quy định: "Chỉ pháp nhân thương mại nào thực hiện hành vi phạm tội quy định tại Điều 76 Bộ luật hình sự này mới phải chịu trách nhiệm hình sự".
Theo qui định này, BLHS năm 2015 chỉ coi pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm và cũng chỉ chịu TNHS đối với một số tội phạm nhất định được quy định trong BLHS. Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên; Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác; Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Các tội phạm mà pháp nhân phải chịu TNHS là các tội phạm được các nhà lập pháp lựa chọn gồm 31 tội và quy định tại Điều 76 BLHS.
Việc lựa chọn loại pháp nhân phải chịu TNHS là pháp nhân thương mại không phải là phương án lựa chọn ban đầu. Theo đề án nghiên cứu quy định TNHS của pháp nhân do Bộ Tư pháp chủ trì, trong suốt quá trình thực hiện đề án, cơ quan chủ trì soạn thảo trung thành với quan điểm mở rộng hơn loại pháp nhân phải chịu TNHS. Bằng phương pháp loại trừ những pháp nhân không phải chịu TNHS theo thông lệ quốc tế và có tính đến tính đặc thù của hệ thống chính trị Việt Nam, đề án đề xuất: (i) Pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội được BLHS này quy định phải chịu TNHS; và (ii) Không áp dụng qui định này đối với các pháp nhân thuộc một trong ba loại: cơ quan nhà nước, các cơ quan thuộc hệ thống chính trị và các đơn vị lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, phương án này được thay đổi cho phù hợp hơn với thực tiễn của Việt Nam, mà một trong những vướng mắc là không thể giải quyết được một
cách ràng mạch đâu là đơn vị lực lượng vụ trang và đâu là các pháp nhân làm kinh tế trong các lực lượng này.