Theo Điều 207 BLHS mẫu năm 1962 của Mỹ, thì không chỉ có các tập đoàn tức là các pháp nhân, mà cả các hiệp hội không có tính chất tập đoàn tức là các tổ chức được thành lập bởi Chính phủ hoặc được thành lập với tính chất là một cơ quan của Chính phủ để thực hiện chương trình của Chính phủ , đều có thể bị truy cứu trách nhiê ̣m hình sự . Bộ luật này đã phân chia các pháp nhân phạm tội thành 03 (ba) nhóm khác nhau với hệ thống trách nhiệm khác nhau: (Nhóm I) Các hành vi phạm tội đòi hỏi phải có ý định phạm tội: với nhóm này, chỉ truy cứu TNHS đối với pháp nhân khi tội phạm do hoặc được sự cho phép, ra lệnh hoặc do sơ suất của ban giám đốc hoặc lãnh đạo chi nhánh thực hiện thay mặt cho doanh nghiệp trong phạm vi thẩm quyền của mình. Nhóm II: Các tội phạm chứa đựng yêu cầu về ý định phạm tội: Pháp nhân sẽ phải chịu TNHS cho bất kỳ hành vi phạm tội nào của bất kỳ ai trong
pháp nhân nếu người phạm tội đã thực hiện trong phạm vi công việc của mình vì lợi ích của pháp nhân. Trường hợp nếu pháp nhân chứng minh được rằng người giám sát, quản lý có trách nhiệm cao hơn trong pháp nhân đã cố gắng ngăn chặn sự việc phạm tội thì pháp nhân có thể không phải chịu TNHS.
Nhóm III: Các tội phạm phải chịu TNHS tuyệt đối. Pháp nhân phải chịu TNHS đối với các loại tội phạm cụ thể được quy định mà không cần phải chứng minh hành vi phạm tội vì mục đích có lợi cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, pháp luật hình sự Mỹ còn quy định về TNHS của pháp nhân qua các đạo luật như Đạo luật chống quảng cáo gian dối; Đạo luật chống các vi phạm trong quan hệ lao động; Đạo luật chống các vi phạm về quyền tác giả và các quy định về nhãn hiệu hàng hóa;... Theo đó, TNHS của pháp nhân không chỉ đặt ra với các tập đoàn, công ty tư nhân, các loại hình công ty mà còn cả các hiệp hội, các tổ chức được thành lập bởi Chính phủ để thực hiện chương trình của Chính phủ nếu vi phạm các điều cấm trong BLHS liên bang.
Về điều kiện để truy cứu TNHS của pháp nhân, từ thực tiễn xét xử tại Mỹ cho thấy, thông thường pháp nhân phải chịu TNHS khi cá nhân hoặc đại lý của pháp nhân cố ý thực hiện hành vi phạm tội hoặc cá nhân, người đại lý đã thực hiện hành vi trong thẩm quyền của mình và nhằm mục đích mang lại lợi ích cho pháp nhân (có thể đã hoặc chưa đạt được, lợi ích của pháp nhân không nhất thiết là mục tiêu duy nhất).
Tại Hoa Kỳ, hình phạt tiền là hình phạt chủ yếu đối với pháp nhân. Luật cải cách áp dụng hình phạt vào năm 1984 quy định loại hình phạt áp dụng bởi Tòa án liên bang của Mỹ được dựa trên khuyến nghị theo "Hướng dẫn áp dụng hình phạt" được Ủy ban áp dụng hình phạt của Mỹ soạn thảo. Theo khuyến nghị của Ủy ban áp dụng hình phạt đối với việc thi hành bản án của các tổ chức, Tòa án trước hết phải "buộc các tổ chức bồi thường mọi thiệt hại gây ra bởi hành động phạm pháp của mình" nhằm khôi phục toàn vẹn cho người bị hại. Nói cách khác, trước khi tòa án áp dụng phạt tiền cho các tổ
chức thì tổ chức phải bồi thường cho các nạn nhân. Trong mọi trường hợp, khi áp dụng hình phạt tiền, Tòa án phải cân nhắc hai yếu tố - mức độ nghiêm trọng của tội phạm và lỗi của tổ chức. ví dụ, các mức phạt tiền đối với pháp nhân phạm tội là: Đối với tội nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng gây hậu quả chết người, phạt không quá 500.000 đôla, đối với bất kỳ một tội ít nghiêm trọng khác phạt không quá 100.000 đôla, đối với tội vi cảnh phạt không quá 10.000 đôla. BLHS sửa đổi của Canada (2003) đối với các tội được xét xử theo thủ tục rút gọn thì mức phạt tiền cao nhất là đến 100.000 đôla. Đối với các tội phạm nghiêm trọng, Bộ luật không quy định mức phạt tiền mà do Tòa án quyết định đối với từng trường hợp phạm tội cụ thể. Luật chống hối lộ của Anh (2010) quy định mức phạt tiền không giới hạn đối với hành vi đưa hối lộ cho công chức nước ngoài.
Về vấn đề căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thì căn cứ vào một số yếu tố sau: (i) Yếu tố đầu tiên được xét đến khi quyết định hình phạt đối với pháp nhân phạm tội là căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Mức độ nghiêm trọng này được xác định bằng cách tính toán lợi ích về tiền tệ nhận được do kết quả của những hành động bất hợp pháp và các thiệt hại gây ra cho người bị hại bởi những hành động bất hợp pháp đó. (ii) yếu tố thứ hai được xét tới đó là lỗi của tổ chức, pháp nhân đó được xác định dựa trên một số yếu tố khác như các biện pháp để phòng ngừa việc phát hiện và điều tra các hành động bất hợp pháp mà tổ chức đã thực hiện tính đến thời điểm thực hiện tội phạm; mức độ tham gia của một số loại nhân viên trong các hoạt động bất hợp pháp. (iii) Một yếu tố nữa được xét tới đó là những động thái, hành động của tổ chức, pháp nhân đó sau khi thực hiện tội phạm cũng như lịch sử hoạt động của tổ chức, pháp nhân đó.
Như vậy, mặc dù pháp luật mỗi nước có quy định khác nhau nhưng phần lớn các nước quy đi ̣nh tổ chức là chủ thể phải chịu TNHS tương đối rộng, đa dạng, không chỉ là pháp nhân theo luật công và luật tư mà còn là các
tổ chức, nhóm, hội, hiệp hội không có tư cách pháp nhân . Tuy nhiên, mô ̣t số nước cũng yêu cầu tổ chức phải chi ̣u trách nhiê ̣m hình sự phải có tư cách pháp nhân như Pháp , Trung Quốc. Cũng cần lưu ý rằng, hầu hết các đều loại trừ TNHS của Nhà nước và cơ quan nhà nước, các cơ quan chính quyền địa phương, chỉ có theo BLHS Trung Quốc thì cơ quan nhà nước cũng có thể bị truy cứu TNHS, tuy nhiên quy định này thiếu tính khả thi trên thực tế.
Đồng thời, để một tổ chức, pháp nhân phải chịu TNHS thì hầu hết các nước đều quy định tại pháp luật hình sự hoặc từ thực tiễn công tác xét xử cho thấy, các điều kiện chủ yếu bao gồm: hành vi phạm tội do cá nhân thực hiện trong phạm vi khuôn khổ nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc theo mệnh lệnh, sự cho phép của pháp nhân và hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân.
Nhìn chung, pháp luật hình sự hầu hết các nước đều quy định theo nguyên tắc các quy định chung được áp dụng đối với cá nhân phạm tội đều có thể áp dụng đối với pháp nhân phạm tội, trừ những quy định riêng biệt, đặc thù chỉ áp dụng đối với pháp nhân.