1.3. Chính quyền phƣờng, thị trấn theo quy định của pháp luật hiện hành
1.3.1. Chính quyền địa phương phường, thị trấn với tư cách là một cấp
chính quyền địa phương ở cơ sở
Bộ máy nhà nước ở nước ta được tổ chức dựa trên cơ sở các đơn vị hành chính. Theo quy định tại Điều 110 Hiến pháp 2013:
Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã vàthành phố thuô ̣c tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyê ̣n, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã vàthành phố thuô ̣c tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
2. Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định [36, Điều 110].
Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về đơn vị hành chính tại Điều 2 của Luật:
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); 4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt [38, Điều 2].
Trong hệ thống tổ chức hành chính các cấp này, chính quyền cấp phường, thị trấn cùng với cấp xã là cấp thấp nhất, gần dân nhất. Chính vì vậy, chính quyền cấp phường, thị trấn có vị trí, vai trò rất quan trọng trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước, đồng thời là yếu tố chi phối đời sống kinh tế - xã hội của các cộng đồng dân cư và của toàn thể nhân dân trên địa bàn.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chính quyền cấp phường, thị trấn ở Việt Nam gồm Hội đồng nhân dân phường, thị trấn và Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.
Hội đồng nhân dân được xác định là “cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” [36]. Hội đồng nhân dân phường, thị trấn nói riêng thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của trung ương, đồng thời phát huy truyền thống chủ động, sáng tạo của cấp này. Với phương thức hoạt động chính là các kì họp, Hội đồng nhân dân có quyền ra nghị quyết về những vấn đề của cấp xã và thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước khác ở cấp phường, thị trấn trong việc tuân theo pháp luật.
Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương “do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên” [36]. Với vị trí là cơ quan “chấp hành” của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phường, thị trấn được giao thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước ở cấp phường, thị trấn, có trách nhiệm chính trong việc tổ chức thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, các quyết định, chỉ thị và các văn bản pháp luật cấp trên tại cấp phường, thị trấn.
Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã chỉ rõ:
Các cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư [12].
Với vị trí, vai trò của cấp cơ sở nêu trên đã cho thấy tính chất đặc thù của chính quyền cấp cơ sở nói chung, chính quyền phường, thị trấn nói riêng, vì vậy đòi hỏi các cơ quan chính quyền cấp cơ sở ngày càng phải được củng cố và hoàn thiện nhiều hơn nữa.