Nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương phường, thị trấn từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 82 - 84)

3.3. Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện tổ chức và hoạt động của

3.3.2. Nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn

* Vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn do dân bầu trực tiếp

Thực hiện cơ chế nhân dân bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn là cơ chế bầu người đứng đầu cơ quan hành chính phường, thị trấn không thông qua Hội đồng nhân dân như quy định của Hiến pháp và Luật hiện hành. Với tính chất như vậy, thiết nghĩ không nên giữ tên gọi là Chủ tịch ủy ban nhân dân như hiện tại mà nên thay đổi tên gọi là Chủ tịch phường, thị trấn, vì lúc này không còn là thiết chế do Hội đồng nhân dân phường, thị trấn bầu, không chỉ đơn giản là Chủ tịch của Ủy ban nhân dân mà là Chủ tịch của toàn phường, thị trấn. Tuy nhiên, đổi mới nhưng phải giữ vững được tình hình chính trị, định hướng theo đường lối của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

nên được nghiên cứu thay đổi trên cơ sở tôn trọng, phát huy tối đa trí tuệ cá nhân người đứng đầu cơ quan hành chính phường, thị trấn để quản lý có hiệu quả, đáp ứng phát triển kinh tế nhanh. Trong cơ chế vận hành hiện nay việc đưa ra bàn bạc tập thể quá nhiều, cá nhân phải phục tùng những quyết định tập thể có khi lại dung hòa ý kiến của mỗi người, nó không còn phù hợp với thực tế nữa hoặc khi thống nhất được thì lại mất thời cơ. “Đây là một trong những nguyên nhân làm cho quản lý điều hành của nhà nước xa rời, lạc hậu với thực tiễn hoặc chưa phát huy được những quyết đoán tài năng sáng tạo của cá nhân” [14, tr. 4].

Vì vậy, theo tôi, nên bỏ chức danh Ủy viên Ủy ban nhân dân như hiện nay và bổ sung thêm cho Chủ tịch phường do dân bầu trực tiếp nhiều nhiệm vụ và quyền hạn. Nên quy định Chủ tịch có quyền giới thiệu chức danh Phó Chủ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp bổ nhiệm. Mục đích để đảm bảo cho bộ máy hoạt động của Ủy ban nhân dân được thống nhất. Phó Chủ tịch là người giúp việc cho Chủ tịch, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, phải được hình thành sau khi nhân dân đã bầu được chức danh Chủ tịch. Bên cạnh đó quy định Chủ tịch phường, thị trấn do dân bầu phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Ủy ban. Chủ tịch có quyền quyết định khen thưởng, kỷ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lượng, cách chức, buộc thôi việc đối với các cán bộ, công chức phường theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình…

Thấy rằng đây là vấn đề nhạy cảm, hệ trọng, liên quan đến tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị, cần phải được tiến hành thận trọng. Vì vậy, Quốc hội cần sớm cho thí điểm nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch phường, thị trấn. Qua thí điểm sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm và nghiên cứu bổ sung hoặc hạn chế những điểm bất hợp lý trong quá trình tổ chức vận hành mô hình này.

* Về các nguồn và cách thức giới thiệu người ứng cử Chủ tịch phường

Trước hết cần thống nhất việc bầu cử là việc tập thể biểu quyết lựa chọn một chức danh trong số nhiều ứng cử viên, tránh việc "bầu lấy được" mang tính hình thức. Ở đây chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo số dư trong việc lập danh sách ứng cử viên. Bên cạnh đó cần nghiên cứu mở rộng quyền tự ứng cử cho công

và xã hội đã được tuyên bố trong các văn kiện quốc tế quan trọng về quyền con người và được ghi nhận trong Điều 28 Hiến pháp 2013.

Về mặt lý luận, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi cá nhân tự khẳng định mình chính là một nội hàm quan trọng của quá trình dân chủ. Cần có quy định cụ thể đối với người tự ứng cử về tiêu chuẩn, thủ tục đăng ký và quy trình xác lập tư cách ứng cử viên nhằm tạo điều kiện tối đa cho công dân thực hiện quyền tự ứng cử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương phường, thị trấn từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)