Những thành tựu và hạn chế trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương phường, thị trấn từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 63 - 68)

2.3. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban

2.3.2. Những thành tựu và hạn chế trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của

của Ủy ban nhân dân phường

2.3.2.1. Những thành tựu và hạn chế trong thực tiễn tổ chức của Ủy ban nhân dân phường

Ủy ban nhân dân các phường được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, do Hội đồng nhân dân phường bầu ra, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân là 5 năm. Việc bầu các thành viên của Ủy ban nhân dân được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín theo danh sách đề cử chức vụ của từng người và kết quả bầu Ủy ban nhân dân cấp cơ sở đều được gửi lên Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê chuẩn.

Thành phần Ủy ban nhân dân các phường gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân theo đúng quy định của pháp luật. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường đều là đại biểu Hội đồng nhân dân phường. Các thành viên khác của Ủy ban nhân dân không nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Trên thực tế, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân đa số là đại biểu Hội đồng nhân dân phường. Căn cứ vào lĩnh vực công việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường phân công thành viên phụ trách cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Các chức danh chuyên môn tại các phường đều được bố trí đầy đủ theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ, đảm bảo đáp ứng thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra.

Trong những năm qua, trình độ công chức cấp phường ở quận Hoàng Mai có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng công chức chưa qua đào tạo giảm dần theo các năm. Với chính sách thu hút các sinh viên từ các trường đại học về công tác tại địa phương và Đề án thí điểm đào tạo công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn đã đem lại cho quận Hoàng Mai một lực lượng cán bộ có chất lượng cao. Hiện tại, tổng số công chức chuyên môn giúp việc cho Ủy ban nhân dân phường là 315 công chức. Phần lớn công chức đều có trình độ chuyên môn đại học, có kinh nghiệm và nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác [48].

Tuy được nâng cao về nhận thức và trình độ nhưng năng lực và nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức còn có một bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế mới, yêu cầu của cải cách hành chính, yêu cầu của sự phát triển Thủ đô, đất nước. Chẳng hạn, có phường công chức Tư pháp - hộ tịch đều đã lớn tuổi, trình độ tin học hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu công việc. Do đó, còn nhiều lúng túng và sơ hở trong quản lý, nhất là quản lý nhà nước. Trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội vẫn còn hoặc không ít cán bộ chính quyền phường xử lý giải quyết công việc theo ý muốn chủ quan hoặc vi phạm pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước.

2.3.2.2. Những thành tựu và hạn chế trong thực tiễn hoạt động của Ủy ban nhân dân phường

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp được đảm bảo bằng hiệu quả hoạt động của tập thể Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình thông qua các hình thức hoạt động chủ yếu: phiên họp của Ủy ban nhân dân, hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, hoạt động của các ủy viên của Ủy ban nhân dân và các bộ phận chuyên môn của Ủy ban nhân dân.

* Về hoạt động của tập thể Ủy ban nhân dân phường:

Hoạt động của tập thể Ủy ban nhân dân phường biểu hiện thông qua các kỳ họp. Ủy ban nhân dân họp mỗi tháng ít nhất 01 lần theo đúng quy định của pháp luật, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc thẩm quyền. Đây là hình thức hoạt động quan trọng nhất của Ủy ban nhân dân phường. Ngoài ra Ủy ban nhân dân còn tiến hành giao ban tuần và họp đột xuất khi cần thiết.

Ủy ban nhân dân các phường đã có nhiều hình thức hoạt động tập thể linh hoạt đảm bảo sự nhanh nhạy trong hoạt động quản lý điều hành. Điển hình như khi đưa ra tập thể Ủy ban nhân dân phường thảo luận những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân phường đều yêu cầu công chức chuyên môn phụ trách trực tiếp phải chuẩn bị tài liệu, phương án, báo cáo, đề xuất kỹ lưỡng trước khi trình ra tập thể Ủy ban xem xét, quyết định nhằm giảm bớt thời gian thảo luận, đáp

Tuy nhiên, trên thực tế, phiên họp của Ủy ban nhân dân phường vẫn còn mang tính hình thức, nhiều phiên họp chỉ mang tính chất báo cáo, hiệu quả phiên họp chưa cao. Có thể thấy rằng, Ủy ban nhân dân phường là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân phường, là cơ quan hàng ngày tiếp xúc với người dân, vừa trực thuộc “chiều ngang”, vừa trực thuộc “chiều dọc” vì thế có một thực tế là khi thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trong nhiều phiên họp của Ủy ban nhân dân phường chỉ chú trọng vào việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, mệnh lệnh của cơ quan hành chính cấp trên mà chưa chú trọng đến việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Trong phạm vi, nhiệm vụ của mình, Ủy ban nhân dân phường ra quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện chúng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số quyết định của Ủy ban nhân dân phường đã không đem lại hiệu quả, ngay từ khâu đầu tiên của quá trình áp dụng đã bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp với thực tế. Qua đợt kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của 14 phường thuộc quận do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường ban hành thì thấy mắc phải một số hạn chế như: việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật không đúng với quy định hiện hành, thiếu căn cứ, sử dụng căn cứ ban hành văn bản quy phạm pháp luật không phải là căn cứ pháp lý…

Như vậy, bên cạnh việc cho phép cấp cơ sở chủ động linh hoạt trong việc điều hành, chỉ đạo thì cũng cần bảo đảm cho việc điều hành, quản lý hành chính trong cả nước thống nhất, thông suốt, nhất là khi có những hiện tượng bất thường thì có thể kịp thời xử lý. Chính vì vậy có thể nói phiên họp của Ủy ban nhân dân phường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định. Một quyết định phù hợp sẽ có tác động tích cực đối với hoạt động quản lý và ngược lại. Vì thế phiên họp của Ủy ban nhân dân phường thực sự hiệu quả thì cần nâng cao chất lượng của các quyết định được ban hành.

* Hoạt động của các thành viên ủy ban và của các chức danh chuyên môn:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là người lãnh đạo công tác của Ủy ban nhân dân, các thành viên của Ủy ban nhân dân, lãnh đạo các chức danh chuyên môn

thuộc Ủy ban nhân dân. Là người triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân; Là người chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh trật tự và báo cáo Ủy ban nhân dân trong phiên họp gần nhất.

Phó chủ tịch và các ủy viên Ủy ban nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về công việc được giao. Các Phó Chủ tịch thường được phân công các mảng công tác như kinh tế - đô thị, văn hóa - xã hội. Các ủy viên được phân công phụ trách các mặt công tác quân sự, công an. Các công chức chuyên môn của Ủy ban nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, công vụ được giao theo quy định của từng chức danh. Cụ thể, công chức văn phòng thống kê Ủy ban nhân dân thường đảm nhiệm các công việc như theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn; đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch đã đề ra, công tác văn thư lưu trữ…; công chức địa chính xây dựng có nhiệm vụ theo dõi quỹ đất công, lưu giữ hồ sơ địa chính, kiểm tra đất đai theo định kỳ, lập hồ sơ đăng ký, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý xây dựng tư nhân, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị; công chức tư pháp hộ tịch thường thực hiện những công việc như phổ biến, tuyên truyền pháp luật, theo dõi về hộ tịch, công tác hòa giải, chứng thực, công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, tiếp công dân...; công chức tài chính kế toán thường có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi ngân sách hàng năm, tham mưu về công tác thu và nhiệm vụ chi…

Như vậy, với xu hướng kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng trong quản lý nhà nước, Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 đã quy định rạch ròi giữa chế độ trách nhiệm tập thể của Ủy ban nhân dân phường với cá nhân Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. Có thể thấy, các quy định của pháp luật đã đề cao vai trò của người đứng đầu Ủy ban nhân dân. Tuy nhiên, từ thực tế hoạt động của các thành viên Ủy ban nhân dân phường cho thấy các thành viên Ủy ban nhân dân phường ít được thực hiện vai trò chỉ đạo, điều hành đối với phạm vi công việc được giao, thực tế là chỉ theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động

của phạm vi công việc được phân công phụ trách tới tập thể Ủy ban nhân dân phường hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. Trong thực tế, hoạt động của tập thể Ủy ban nhân dân phường chịu sự chi phối, điều hành chủ yếu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường. Chính vì thế, có ý kiến cho rằng cần xác định lại cơ cấu, số lượng các thành viên Ủy ban nhân dân phường và tăng cường dự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân với các bộ phận chuyên môn của Ủy ban nhân dân, chính quyền cấp phường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước hiện nay.

Chẳng hạn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường lãnh đạo công tác của Ủy ban nhân dân phường, đôn đốc, kiểm tra công việc của các thành viên Ủy ban nhân dân, các bộ phận chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện. Trong quá trình chỉ đạo, thực hiện nếu có bất đồng giữa các bộ phận chuyên môn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường xem xét, quyết định, áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc, ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trong bộ máy chính quyền địa phương ở phường, tổ chức tiếp công dân, xem xét và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, tại các phường trong địa bàn quận Hoàng Mai, phần lớn các thành viên ủy ban nhân dân và các cán bộ chuyên môn đã có nhiều cố gắng, nhiệt tình trong công tác được giao. Song, cũng còn nhiều hạn chế trong việc học tập nghiên cứu chuyên môn nghiệp vụ nên trong hoạt động vẫn chưa đạt được kết quả cao. Bên cạnh đó, cũng vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức phường còn kém nhiệt tình trong công việc, còn đùn đẩy trách nhiệm trong công tác, dẫn đến tình trạng việc tổ chức và hoạt động còn nhiều bất cập. Tình trạng chi tiêu lãng phí, không tính đến thực chất hiệu quả của công việc, không nắm vững chế độ chính sách,... Một bộ phận cán bộ có hiện tượng thụ động, trông chờ ỷ lại vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, không phát huy được tính tích cực chủ động trong tham mưu của mình nên dẫn đến tình trạng giải quyết công việc không kịp thời hoặc hiệu quả không cao.

* Về vấn đề đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân phường:

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân phường chính là đội ngũ cán bộ, công chức. Có thể nói, bên cạnh nhiều cán bộ, công chức tận tâm, thể hiện trách nhiệm công vụ thì cũng còn những cán bộ, công chức chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công việc cả về chuyên môn, nghiệp vụ và ý thức công vụ. Tính công khai, minh bạch và chế độ trách nhiệm trong thực thi công vụ còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong quan hệ giải quyết công việc đối với công dân. Nhiều cán bộ vẫn còn biểu hiện cơ chế xin - cho, thái độ ứng xử của cơ quan, công chức nhà nước vẫn mang tính “ban ơn”, cửa quyền, sách nhiễu, gây bất bình trong nhân dân.

Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân các phường thuộc quận Hoàng Mai hiện nay vẫn còn hạn chế. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân phường. Bên cạnh những bất cập về trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân phường, vấn đề vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước cũng rất đáng lo ngại. Điển hình là vấn đề suy thoái đạo đức, tham nhũng…

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp cấp dưới không tổ chức thực hiện kết luận thanh tra và quyết định của Ủy ban nhân dân cấp trên dẫn đến khiếu kiện vượt cấp, kéo dài…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương phường, thị trấn từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)