Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phường, thị trấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương phường, thị trấn từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

1.3. Chính quyền phƣờng, thị trấn theo quy định của pháp luật hiện hành

1.3.2. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phường, thị trấn

1.3.2.1. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân phường, thị trấn

Hội đồng nhân dân phường, thị trấn gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở phường, thị trấn bầu ra. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân phường, thị trấn được xác định như sau [38]:

* Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân phường:

- Phường có từ tám nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; - Phường có trên tám nghìn dân thì cứ thêm bốn nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.

* Tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn:

- Thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuống được bầu mười lăm đại biểu;

- Thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến hai nghìn dân được bầu hai mươi đại biểu;

- Thị trấn miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìn dân được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;

- Thị trấn không thuộc quy định trên có từ bốn nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân thì cứ thêm hai nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.

Hội đồng nhân dân phường, thị trấn gồm Thường trực Hội đồng nhân dân Phường, thị trấn và các Ban của Hội đồng nhân dân phường, thị trấn.

Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và các quy định, khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng

cấp. Thường trực Hội đồng nhân dân phường, thị trấn gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường, thị trấn, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường, thị trấn. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường, thị trấn là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân phường, thị trấn thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân phường, thị trấn gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân phường, thị trấn quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân phường, thị trấn hoạt động kiêm nhiệm.

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 [38]:

- Ủy ban nhân dân phường, thị trấn gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

- Ủy ban nhân dân phường, thị trấn loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; phường loại II và loại III có một Phó Chủ tịch.

Ủy ban nhân dân có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân là 5 năm, được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Việc bầu các thành viên của Ủy ban nhân dân được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín theo danh sách đề cử chức vụ của từng người. Chủ tịch Hội đồng nhân dân giới thiệu để Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân được bầu trong nhiệm kỳ không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân giới thiệu để Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân. Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy

Kết quả bầu Ủy ban nhân dân cấp cơ sở phải được Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính không giữ chức vụ đó quá hai nhiệm kỳ liên tục. Ủy ban nhân dân cấp cơ sở mỗi tháng họp ít nhất một lần. Các quyết định của Ủy ban nhân dân phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành.

Ủy ban nhân dân phường, thị trấn không có các cơ cấu trực thuộc mà chỉ có các chức danh chuyên trách phụ trách các mảng công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn. Cụ thể bao gồm các mảng công việc: Công an, Quân sự, Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị - môi trường, Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội.

1.3.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường, thị trấn [38]:

Hội đồng nhân dân ở phường, thị trấn có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 61 và Điều 68 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015:

- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường, thị trấn.

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân phường, thị trấn; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.

- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường, thị trấn; điều chỉnh dự toán ngân sách phường, thị trấn trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường, thị trấn. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật.

- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường, thị trấn; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp

- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân phường, thị trấn bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân phường, thị trấn và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân phường, thị trấn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dânphường, thị trấn [38]:

Ủy ban nhân dân ở phường, thị trấn có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 63 và Điều 70 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015:

- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân phường, thị trấn quyết định các nội dung về: (i) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường, thị trấn; (ii) Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường, thị trấn; điều chỉnh dự toán ngân sách phường, thị trấn trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường, thị trấn. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

Như vậy, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 đã có sự phân định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn. Song sự phân định này chưa thực sự rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương phường, thị trấn từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)