Sự khác nhau giữa đô thị với nông thôn (giữa xã với phường và thị trấn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương phường, thị trấn từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 46 - 49)

1.3. Chính quyền phƣờng, thị trấn theo quy định của pháp luật hiện hành

1.3.4. Sự khác nhau giữa đô thị với nông thôn (giữa xã với phường và thị trấn)

Phường và thị trấn ở khu vực đô thị, xã ở khu vực nông thôn, là những hình thức của cùng một cấp hành chính nhưng chúng khác nhau ở nhiều đặc điểm, cụ thể như sau:

Về vị trí, vai trò.: Đô thị là nơi tập trung dân cư và sản xuất ở mật độ cao, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, là hạt nhân và động lực thúc đẩy sự phát triển của quốc gia, của vùng, của tỉnh, thành phố... Phường, thị trấn là những khu vực thuộc đô thị đóng vai trò là các trung tâm về các lĩnh vực đời sống chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong khi đó xã thuộc khu vực nông thôn gắn nhiều với sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế nông nghiệp.

Về kinh tế: Kinh tế nông thôn ở xã phần lớn là đơn ngành và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Còn kinh tế đô thị là kinh tế đa ngành, phi nông nghiệp, chủ yếu là công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Kinh tế đô thị có tốc độ phát triển cao hơn và là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Quản lý nhà nước về kinh tế ở đô thị là một trong những đối tượng quản lý quan trọng của chính quyền ở khu vực đô thị. Tính đa dạng của các hoạt động kinh tế ở đô thị làm cho hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế ở đô thị có những nét riêng so với quản lý kinh tế ở nông thôn. Nét khác nhau cơ bản ở đây là nếu quản lý nhà nước đối với nông thôn chủ yếu là vấn đề nông nghiệp thì quản lý nhà nước đối với đô thị lại là vấn đề công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Về dân cư: Dân cư nông thôn xã đơn giản thuần nhất, gắn kết với nhau từ lâu đời có tính truyền thống tạo nên những bản sắc, phong tục tập quán riêng của từng tỉnh, huyện, xã, thôn, làng, ấp, bản. Trong khi đó dân cư đô thị phường, thị trấn rất đa dạng và phức tạp. Dân cư đông đúc, tập trung với mật độ cao, có nguồn gốc rất khác nhau từ rất nhiều nơi tập trung lại. Dân cư đô thị có trình độ học thức và dân trí cao hơn nông thôn, vì vậy họ thường sống và làm việc theo các chuẩn mực pháp luật đã được định sẵn mà không phụ thuộc vào mức độ công nghiệp hóa. Thành phần dân cư không thuần nhất, nhu cầu cuộc sống đa dạng và phức tạp hơn, dân ngụ cư không chính thức và dân vãng lai cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể. Do đó quản lý

dân cư, hộ tịch, hộ khẩu ở đô thị khó khăn và phức tạp gấp nhiều lần so với nông thôn, chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong hoạt động quản lý của chính quyền đô thị.

Về lối sống: Cuộc sống của người dân nông thôn ở các xã, thôn, làng, bản chủ yếu là tự túc, tự cấp những nhu yếu phẩm trong cuộc sống hàng ngày. Trong khi đó cuộc sống của người dân phường, thị trấn phần lớn phụ thuộc vào thị trường theo phương thức mua - bán. Lối sống của người dân đô thị là lối sống công nghiệp hóa và hành chính hóa, với thời gian biểu tương đối chặt chẽ, dày đặc và ít khe hở. Sinh hoạt của người dân đô thị diễn ra đều đặn hàng ngày theo trục cơ bản là giờ lao động hành chính (đối với bộ phận văn phòng) hoặc theo ca (đối với bộ phận sản xuất). Trong khi đó, người dân nông thôn sinh hoạt xung quanh trục thời gian là mùa vụ và theo chu kỳ sinh trưởng của động vật - thực vật mà họ nuôi, trồng. Nhịp sống đô thị do đó thường tất bật, khẩn trương hơn so với nông thôn.

Về cơ sở hạ tầng: Ở đô thị phức tạp gấp nhiều lần so với ở nông thôn nhất là về giao thông, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. Cơ sở hạ tầng đô thị (nhà ở, các công trình dịch vụ công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, công viên, cây xanh, giao thông, điện, nước, thông tin,…) là những mạng lưới hệ thống đồng bộ, xuyên suốt địa bàn, không phụ thuộc vào địa giới hành chính, đòi hỏi phải có sự quản lý tập trung thống nhất cao, không thể phân tán, cắt khúc.

Về quản lý: Ở phường, thị trấn nội dung quản lý phức tạp, gồm rất nhiều mặt, quan hệ, trong đó có rất nhiều mặt, quan hệ mà ở xã không có hoặc không là vấn đề lớn, căng thẳng, ví dụ như cấp thoát nước, xử lý rác thải, quản lý công viên, cây xanh, quản lý nhân khẩu, an ninh trật tự… Nếu như các đối tượng quản lý ở xã đòi hỏi sự quản lý nhà nước mà người ta có thể xác định nó theo các khu vực tương đối cách biệt về địa lý, một cộng đồng dân cư hình thành từ lâu với các quan hệ khá ổn định, thì việc chia ra ở đô thị đặc biệt là ở các phường, thị trấn các đơn vị hành chính hầu như mang tính chất cơ học. Việc phân ra các đơn vị hành chính như vậy là vấn đề kỹ thuật nhằm phục vụ cho việc quản lý hành chính mà thôi.

đều diễn ra trong địa giới hành chính của xã. Tư liệu sản xuất và địa bàn sản xuất của nhân dân nằm trong địa giới hành chính của xã do chính quyền xã trực tiếp quản lý, điều hành. Mọi hoạt động quản lý của chính quyền xã liên quan trực tiếp đến người dân trong xã. Trong khi đó ở phường, thị trấn, địa giới hành chính chỉ có ý nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước. Ở nội thành, nội thị không có “đường ranh giới tự nhiên” nên việc phân định ranh giới giữa phường, thị trấn này với phường, thị trấn khác là rất phức tạp. Các lĩnh vực hoạt động khác (kinh tế, văn hóa, xã hội, giao thông, cư trú…) hầu như không có khái niệm địa giới hành chính. Tập trung thống nhất cao độ là đặc trưng nổi bật của quản lý hành chính đô thị. Vì rằng đô thị là một cơ chế thống nhất. Kết cấu hạ tầng đô thị là một mạng lưới thống nhất, xuyên suốt đô thị, không thể chia cắt được. Dân cư đô thị không để ý đến địa giới hành chính đô thị, hàng ngày họ ở nơi này, làm việc ở nơi khác, và đi mua sắm, giải trí ở nơi khác nữa. Thậm chí họ có thể ở ngoại thành vào làm việc trong nội thành và ngược lại [9].

Như vậy, qua những đặc điểm chủ yếu của đô thị phân biệt với nông thôn, giữa xã với phường, thị trấn nêu trên, đòi hỏi tổ chức chính quyền đô thị phải có đặc thù riêng để đảm bảo cho việc quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công phù hợp với từng địa bàn. Đối với đô thị cần được thực hiện tập trung, thống nhất, nhanh nhạy, giảm thiểu các tầng nấc trung gian, đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp và thực sự có hiệu quả.

Để đáp ứng được những yêu cầu trên, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý riêng về chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị. Luật đã quy định tương đối cụ thể, rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương, đưa ra những tiêu chí để các địa phương làm căn cứ xây dựng mô hình cho phù hợp theo tinh thần của Hiến pháp 2013 cũng như tham khảo quy định của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên Luật cần đưa ra định nghĩa thế nào là chính quyền địa phương, thế nào là chính quyền đô thị để mọi người dân có thể hiểu được, có như vậy chính quyền mới hoạt động hiệu quả.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG PHƢỜNG

TỪ THỰC TIỄN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương phường, thị trấn từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)