3.3. Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện tổ chức và hoạt động của
3.3.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có
Một chính quyền đô thị không thể không chú ý đến yếu tố chủ quan như phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức để khi phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương thì đội ngũ cán bộ, công chức này đủ khả năng, năng lực hoàn thành có hiệu quả những nhiệm vụ, quyền hạn được trao một cách nhanh chóng, mau lẹ, sáng tạo. Trình độ dân trí của nhân dân ngày càng được nâng cao, tính chất quản lý ngày càng phức tạp đòi hỏi việc quản lý nhà nước cần phải khoa học hơn và trình độ của cán bộ cấp cơ sở cũng phải được nâng cao nhằm cung cấp những dịch vụ công tốt nhất cho người dân.
Có thể nói, năng lực, trình độ được thể hiện ở tầm quản lý của cán bộ, công chức. Khi tầm quản lý rộng, nhà quản lý có thể tự mình điều hành, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, giám sát nhiều đầu mối công việc, nhiều lĩnh vực hoạt động, nhiều nhân viên dưới quyền cùng một lúc nên anh ta không cần bày thêm nhiều nấc quản lý trung gian, không cần thêm người giúp việc. Do đó bộ máy tổ chức sẽ trở nên ít tầng nấc, gọn nhẹ mà vẫn hiệu quả. Ngược lại, khi tầm quản lý hẹp, nhà quản lý chỉ có thể nắm bắt, điều hành được một vài đầu mối công việc, một vài lĩnh vực hoạt động nên họ sẽ cần thêm người giúp việc, cần thêm các tầng nấc quản lý trung gian. Điều này sẽ làm cho bộ máy tổ chức phình to và trở nên cồng kềnh, tốn kém mà lại ít hiệu quả [20].
Để hướng tới một mô hình chính quyền đô thị chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu quả, gắn liền với việc tinh gọn bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ công chức cần được nâng cao bằng các biện pháp:
Thứ nhất, thường xuyên đưa cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ về mọi mặt. Đào tạo bồi dưỡng nhân lực nội bộ là điều mà bất cứ nền hành chính nước nào cũng phải làm. Hàng năm các cơ quan phải có kế hoạch đưa cán bộ, công chức luân phiên đi học. Bởi vì cán bộ, công chức thường chỉ được đào tạo một lần trong khi yêu cầu công việc ngày càng thay đổi. Không đưa người đi bồi dưỡng, đào tạo lại sẽ có nguy cơ cán bộ không theo kịp yêu cầu của công việc. Có thể nói, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ phải là biện pháp cơ bản, lâu dài để tăng cường hiệu quả của một bộ máy tổ chức.
Thứ hai, bên cạnh việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ công chức cần phải có phẩm chất đạo đức tốt. Trong công tác giáo dục con người nói chung cũng như cán bộ, công chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng việc giáo dục cả tài và đức. Người đặc biệt coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đạo đức Cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức, bởi theo Người đạo đức là cái “gốc” của con người. Khi một người đã là cán bộ thì tư cách đạo đức của họ không chỉ ảnh hưởng riêng đến bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến Đảng và nhân dân, nhất là những tính xấu, tính xấu của một người thường có hại cho người đó, tính xấu của cán bộ sẽ có hại cho Đảng, cho nhân dân. Người xác định “Các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là đều gánh vác công việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân”, cán bộ phải biết đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, lấy quyền lợi cuả nhân dân làm mục tiêu quan trọng nhất trong công việc:“việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Điều quan trọng để cán bộ, công chức được dân tin yêu, ủng hộ không đơn thuần vì danh nghĩa mà chính là ở chỗ cán bộ, công chức phải có đạo đức, trung thực, thực sự gương mẫu trước dân, lo trước dân, vui sau dân, hết lòng chăm lo cho cuộc sống của dân. Tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức phải được thể hiện trong tác phong làm việc, ý thức phục vụ tận tụy nhân dân và đạo đức trong sáng là phẩm chất quan trọng nhất để cán bộ, công chức xứng đáng là công bộc - người đầy tớ của nhân dân. Có thể nói việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức là tiêu chuẩn quan trọng để có thể tiến tới một
Thứ ba, nhanh chóng đưa những thành tựu của công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý. Tin học hóa quản lý sẽ thay đổi quản lý theo kiểu thủ công trở thành quản lý bằng mạng vi tính. Các phần mềm quản lý có khả năng lưu trữ thông tin rất lớn, xử lý thông tin nhanh nên có thể giải quyết công việc quản lý thay cho hàng loạt nhân viên, giúp cho bộ máy tổ chức tinh gọn và hiệu quả hơn. Thực tế hiện nay nhà nước ta đã thực hiện áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý một số lĩnh vực, tuy nhiên cần nhân rộng hơn nữa mô hình này, phổ biến rộng rãi và hướng dẫn cụ thể đến từng lĩnh vực chuyên môn đảm bảo 100% cán bộ công chức đều biết sử dụng. Đây là biện pháp cấp bách, nhất là khi chúng ta đang muốn đẩy mạnh cải cách hành chính, tiến tới hình thành một chính phủ điện tử, thực hiện các giao dịch hành chính thông qua mạng.
Thứ tư, xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ tương xứng với cán bộ, công chức. Đây là giải pháp vừa khuyến khích, động viên cán bộ, công chức cống hiến tài năng cho Tổ quốc, vừa giúp họ có điều kiện chăm lo cho xây dựng và phát triển cuộc sống gia đình bền vững và thu hút được nhân tài vào đội ngũ cán bộ, công chức.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả của việc thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, nhất là giám sát của nhân dân, của các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
Ngoài ra việc lựa chọn những con người, những nhân sự có phẩm chất, năng lực phù hợp với yêu cầu công việc đưa vào bộ máy, khiến bộ máy vận hành trơn tru, thuận lợi cũng là một thách thức không nhỏ. Con người là linh hồn của mọi tổ chức, cơ cấu tổ chức có hoàn hảo đến mấy nhưng con người của tổ chức không tốt thì bộ máy tổ chức không thể phát huy tác dụng. Để công tác tuyển chọn cán bộ được triệt để, bên cạnh quá trình thi tuyển các chức danh chủ chốt, ngoài các tiêu chuẩn thông thường như bằng cấp, năng lực, trình độ, kinh nghiệm ra cần yêu cầu người dự thi trình bày chương trình, kế hoạch hành động, dự án của mình nhằm giải quyết một vấn đề xã hội nào đó đặt ra trong thực tiễn. Chính qua chương trình, kế hoạch, dự án cụ thể đó có thể đánh giá được năng lực thực tiễn của con người.
Tóm lại, để có được một mô hình chính quyền đô thị nói chúng, chính quyền cơ sở nói riêng hiện đại, hiệu quả và chuyên nghiệp chúng ta phải có một bộ máy gọn nhẹ, thông suốt, xác định rõ các cấp quản lý, các bộ phận chức năng và dựa trên yêu cầu thực tế để lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, phẩm chất phù hợp nhất.
KẾT LUẬN
Thực hiện đường lối đổi mới trên mọi lĩnh vực của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và biện pháp để thực hiện cải cách hành chính, xác định cải cách hành chính là khâu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Hệ thống thể chế, luật pháp tiếp tục được hoàn thiện, quyền dân chủ của nhân dân ngày càng được phát huy; chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy nói chung được sắp xếp tinh gọn hơn; đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao, ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Đối với chính quyền địa phương các cấp, thời gian qua chúng ta cũng đã tiến hành nhiều đợt điều chỉnh, sắp xếp, đã đạt được một số những thành tựu. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền phường, thị trấn nói riêng là nhu cầu thực tế, khách quan xuất phát từ yêu cầu phát triển nội tại của mỗi đô thị cũng như từ yêu cầu phát triển chung của cả nước, từ sức ép của quá trình hội nhập quốc tế. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định nhu cầu đổi mới này, những văn bản pháp lý chính thức của Nhà nước cũng đã thừa nhận nhu cầu này và đã có những động thái đầu tiên để thực hiện nó mà gần đây nhất là Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
Tuy nhiên so với yêu cầu đề ra thì quá trình thực hiện cải cách ở các cấp chính quyền địa phương trong đó có cấp chính quyền cơ sở vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện đòi hỏi của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xu thế hội nhập kinh tế, quốc tế; tình trạng quan liêu, tham nhũng chưa bị đẩy lùi; hiệu quả, hiệu lực của chính quyền địa phương nói chung, chính quyền cấp cơ sở phường, thị trấn nói riêng (trong đó có chính quyền các phường thuộc quận Hoàng Mai) còn nhiều bất cập. Để việc đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của chính quyền cơ sở đạt kết quả, luận văn có một số kiến nghị sau:
Tiến hành thí điểm nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch phường, thị trấn. Mô hình này khác với quy định hiện hành của Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và các văn bản pháp luật hiện hành. Do đó, quá trình đổi mới phải
có bước đi thích hợp, có sự chuẩn bị nghiêm túc, có thể tiến hành thí điểm tại một số địa phương đặc trưng cho các vùng, miền trong cả nước, sau đó tiến hành đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm, từ đó mới triển khai áp dụng rộng rãi, tránh không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của chính quyền cơ sở hiện nay, đặc biệt không tạo nên sự trì trệ trong hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, chính quyền cơ sở nói riêng.
Hiến pháp 2013 không quy định cứng tổ chức chính quyền các cấp ở địa phương mà đưa ra khái niệm “cấp chính quyền”. Với khái niệm này cho chúng ta phân biệt rõ giữa cách phân chia đơn vị hành chính để quản lý với mô hình tổ chức quản lý ở từng đơn vị hành chính. Cấp chính quyền được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Quy định nói trên cùng với việc thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã tạo ra cơ sở để tiến hành cải cách đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương đã tồn tại một cách rập khuôn, máy móc giữa nông thôn và đô thị dần 70 năm qua. Nó còn mở đường cho việc xây dựng chính quyền đô thị trên khắp cả nước nói chung được tổ chức theo yêu cầu khách quan, có đủ thẩm quyền quyết định chủ trương, giải pháp quản lý với hiệu quả cao hơn, vì lợi ích của nhân dân, phục vụ nhân dân được tốt hơn. Vì Hiến pháp là đạo luật gốc nên cần mang tính ổn định, trong khi đó chính quyền cơ sở luôn phải đổi mới để cho phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Trong tương lai, phạm vi của khái niệm chính quyền cơ sở có thể được mở rộng không chỉ đối với phường, thị trấn mà còn gồm cả các thành phố, thị xã dù quy mô có thể to nhỏ khác nhau. Trong giai đoạn thí điểm việc nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch phường, thị trấn mà chưa sửa đổi các luật có liên quan đến chính quyền địa phương thì Quốc hội cần ban hành nghị quyết cho phép thí điểm giống như việc Quốc hội ra nghị quyết cho phép thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường trong thời gian vừa qua.
Hiện tại Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương là những văn bản pháp luật nền tảng quy định cơ chế giám sát của Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của Hội đồng nhân dân trong những năm qua cho thấy
hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cần phải được thể chế hóa thành một cơ chế rõ ràng, quy trình thủ tục chặt chẽ, chế tài và biện pháp nghiêm khắc; không những đảm bảo giám sát đúng việc, đúng địa chỉ, mà còn phải bảo đảm thực thi các yêu cầu, đề xuất, kiến nghị phát sinh từ công tác giám sát. Có như vậy, hiệu quả của hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân mới đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của các địa phương, nhất là phải trở thành một cơ quan kiểm tra và giám sát hữu hiệu khi Chủ tịch cấp phường, thị trấn có vị thế và vai trò quan trọng khi được dân bầu trực tiếp.
Chính quyền cơ sở nói chung, chính quyền phường, thị trấn nói riêng là trung tâm của hệ thống chính trị cấp cơ sở, là chỗ dựa của Đảng và Nhà nước để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước ta vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.
Với ý nghĩa đó, hy vọng rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ sẽ sớm khẩn trương thể chế hóa các chủ trương một cách đồng bộ, toàn diện, cụ thể và sâu sát về cấp cơ sở, để chính quyền và cán bộ của cấp này thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình, thiết thực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ đổi mới đất nước trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương phường, thị trấn nói chung và tại quận Hoàng Mai nói riêng là một vấn đề lớn và phức tạp đòi hỏi sự nghiên cứu công phu. Với thời gian có hạn, khả năng nghiên cứu còn hạn chế, qua việc nghiên cứu đề tài tác giả đã cố gắng làm sáng tỏ một số vấn đề còn tồn tại và đưa ra một số kiến nghị cho hoạt động đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương phường, thị trấn. Song, chắc chắn việc nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nên tác giả rất mong muốn nhận được sự góp ý, phản biện chân thành, quý báu để đề tài luận văn được hoàn thiện hơn, đóng góp tiếng nói nhỏ bé trong công cuộc đổi mới của đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 63/SL ngày 23/11/1945 về tổ chức chính quyền xã, huyện, tỉnh, kỳ, Hà Nội.
2. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 77 ngày 21/12/1945 về tổ chức chính quyền thành phố, khu phố, Hà Nội.
3. Chính phủ (1948), Sắc lệnh số 254/SL ngày 19/11/1948 về tổ chức lại chính quyền nhân dân trong thời kỳ kháng chiến, Hà Nội.
4. Chính phủ (1948), Sắc lệnh số 255/SL ngày 19/11/1948 về ấn định cách tổ chức và cách làm việc của Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính trong vùng tạm thời bị địch kiểm soát hoặc uy hiếp, Hà Nội.
5. Chính phủ (2003), Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, Hà Nội.
6. Chính phủ (2009), Quyết định số 241/2009/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tiếp tục thực hiện thí điểm không tổ