Tổng quan về quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương phường, thị trấn từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 49 - 54)

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Quận Hoàng Mai nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 theo Nghị định số 132/2003/NĐ- CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập các quận Long Biên, Hoàng Mai, thành lập các phường trực thuộc quận Long Biên, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Toạ độ địa lý của quận vào khoảng 20o53’ - 21o35’ độ vĩ bắc và 105o44’ - 106o02’ độ kinh đông. Ranh giới hành chính được xác định như sau: phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng; phía Nam giáp huyện Thanh Trì; phía Tây giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân; phía Đông giáp huyện Gia Lâm và quận Long Biên, trải rộng từ Đông sang Tây, được chia làm 3 phần tương đối đều nhau bởi đường Giải Phóng, Tam Trinh (theo trục Bắc - Nam).

Quận Hoàng Mai có diện tích: 4.104,1 ha với dân số 483.000 người. Đơn vị hành chính gồm 14 phường trên cơ sở hợp nhất 9 xã thuộc huyện Thanh Trì và 5 phường của quận Hai Bà Trưng: Hoàng Liệt, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ, Ủy ban nhân dân Thành phố và sự lãnh đạo trực tiếp của Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quận, các tầng lớp nhân dân trong quận đã chung sức chung lòng phấn đấu xây dựng Hoàng Mai trở thành một quận phát triển, diện mạo đổi thay từng ngày với nhiều công trình nhà chung cư cao tầng hiện đại, các khu đô thị mới khang trang như Định Công, Linh

nghiệp hoá - hiện đại hoá với tỷ trọng giá trị thương mại - du lịch - công nghiệp ngày càng cao. Nông nghiệp phát triển theo chiều sâu với các loại cây có giá trị cao được đưa vào thâm canh tạo ra sản lượng hàng hoá, cho thu nhập cao…

Trên cơ sở kinh tế phát triển mạnh mẽ, các hoạt động văn hoá xã hội ngày càng được quan tâm và nâng cao chất lượng, hiệu quả nhất là trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân và xây dựng dời sống văn hoá trên địa bàn quận.

Về tăng trưởng kinh tế: tính đến năm 2016, kinh tế tiếp tục duy trì phát triển. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 26.813 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 3.480 tỷ đồng, bằng 127% dự toán Thành phố giao và Hội đồng nhân dân quận quyết nghị; tổng chi ngân sách Nhà nước ước thực hiện 1.276 tỷ đồng, bằng 95% dự toán. Các ngành, lĩnh vực kinh tế đều duy trì tăng trưởng, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng ước đạt 15.128 tỷ đồng, tăng 10,36% so với cùng kỳ; ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 11.499 tỷ, tăng 18,07%; ngành nông nghiệp và thủy sản ước đạt 186 tỷ đồng, tăng 1,64%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đến hết năm 2016, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng là 52,91%, ngành thương mại - dịch vụ là 46,4% và ngành nông nghiệp - thủy sản là 0,69%. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận là 10.775 và 7.293 hộ kinh doanh cá thể.

Về lao động, việc làm: số liệu thống kê cho thấy số lượng lao động trong toàn quận phân bố không đồng đều giữa các phường, dao động từ mức 50 - 75% tổng dân số. Nhìn chung, nguồn nhân lực quận Hoàng Mai tương đối dồi dào, trình độ lao động khá. Tổ chức đào tạo nghề cho con em các hộ dân trên địa bàn, đặc biệt là quan tâm đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm cho con em các hộ dân bị thu hồi đất thực hiện các dự án trên địa bàn quận.

Về giao thông: hệ thống giao thông của quận Hoàng Mai tương đối thuận lợi, được chia làm 03 loại hình chính là đường thủy, đường sắt và đường bộ.

Về phát triển giáo dục, đào tạo: nề nếp kỷ cương được giữ vững, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, chất lượng mũi nhọn có chuyển biến tích cực. Số

học sinh giỏi Quốc tế, Quốc gia và Thành phố tăng hàng năm; khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các trường trong quận đã được rút ngắn hơn. 100% trẻ mầm non được học chương trình giáo dục mầm non mới, 99,6% học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở.

Lợi thế về vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố Hà Nội có hệ thống giao thông rất thuận lợi gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy (sông Hồng) là điều kiện thuận lợi để quận Hoàng Mai phát triển kinh tế, dịch vụ, thương mại và giao lưu văn hóa. Là quận có diện tích tự nhiên lớn tạo điều kiện cho quận có nhiều tiềm năng phát triển các khu đô thị mới, xây dựng các trung tâm thương mai dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Các mặt kinh tế - xã hội tuy đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng nhìn chung chưa khai thác, phát huy hết được tiềm năng, thế mạnh của quận. Vì vậy, tổ chức và hoạt động của chính quyền cần phải phù hợp để đáp ứng được các nhu cầu mà thực tiễn đòi hỏi.

Từ những đặc thù nói trên của quận Hoàng Mai, sự phù hợp giữa tổ chức bộ máy chính quyền với cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, đặc trưng kết cấu và hoạt động của cư dân, dịch vụ đô thị… trên địa bàn quận là yêu cầu trước hết phải được cân nhắc, xem xét khi hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền:

Trước hết, đó là sự phù hợp giữa tổ chức chính quyền quận nói chung, chính quyền các phường nói riêng với hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng dịch vụ của quận. Việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động chính quyền các phường phải đảm bảo yêu cầu quy hoạch, xây dựng, quản lý kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng dịch vụ thống nhất trên phạm vi toàn quận, không cho phép ban hành các quyết định quản lý làm phân tán, cản trở hiệu lực thực hiện các quyết định của thành phố, quận hoặc tạo những mâu thuẫn giữa các phường trong nội bộ quận.

Thứ hai, đó là sự phù hợp giữa tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền với đặc trưng kết cấu và hoạt động của dân cư trên địa bàn quận. Là một quận đông dân, các khu đô thị phát triển dẫn đến tăng dân số cơ học nhanh, số lao động ngoại tỉnh, học sinh, sinh viên tạm trú đông, tổ chức và hoạt động của chính quyền cần phải bám sát đặc trưng này để xác định những phương thức quản lý tương ứng.

Hoạt động của cư dân chủ yếu quan tâm hai nhu cầu: nhu cầu được cung ứng các dịch vụ công và nhu cầu được cung ứng dịch vụ tư. Đối với các nhu cầu về dịch vụ công (an ninh, trật tự, nhập hộ khẩu, công chứng,…) thì đây là trách nhiệm cơ bản của chính quyền. Chính quyền cần đổi mới tổ chức và hoạt động sao cho có thể đáp ứng nhanh gọn nhu cầu của người dân, không để người dân phải đi lại nhiều lần. Đối với nhu cầu được cung ứng các dịch vụ tư (điện, nước, dịch vụ internet,…) được cung ứng qua hệ thống các cơ quan cung ứng dịch vụ và chi trả theo quy định. Chính quyền tham gia quản lý các hoạt động cung ứng dịch vụ công và dịch vụ tư bằng việc quy hoạch, kiểm tra, giám sát hợp lý, đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ này diễn ra liên tục, ổn định, chất lượng tốt.

Bên cạnh đó, hoạt động tham gia giao thông, tham gia sinh hoạt, giải trí, quan hệ xã hội,… của người dân chiếm một vị trí quan trọng, đây cũng là vấn đề nan giải trong quản lý nhà nước của quận Hoàng Mai. Trách nhiệm nặng nề của quản lý nhà nước ở đô thị nói chung, quận Hoàng Mai nói riêng chính là vận hành, bảo trì một hệ thống các dịch vụ công thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của người dân. Hệ thống này gồm đường sá, đèn chiếu sáng, công viên, dịch vụ văn hóa, giải trí, giáo dục - đào tạo, y tế,…

Thứ ba, là một quận nội thành của Hà Nội, tổ chức và hoạt động của các phường thuộc quận Hoàng Mai phải đảm bảo mô hình tổ chức thống nhất với chức năng của Thủ đô - là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.2. Khái quát chung về cấp chính quyền phƣờng ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Như đã đề cập ở trên, đơn vị hành chính quận Hoàng Mai gồm 14 phường: Hoàng Liệt, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ.

Cấp chính quyền phường ở quận Hoàng Mai gồm Hội đồng nhân dân phường và Ủy ban nhân dân phường với những nhiệm vụ, quyền hạn: Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn phường; Quyết định

những vấn đề của phường trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền; Chịu trách nhiệm trước cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở phường; Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn quận nói chung.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà cấp chính quyền phường ở quận Hoàng Mai đã được tổ chức, sắp xếp phù hợp theo quy định của pháp luật.

2.2.1.Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường

Về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân phường: được quy định tại Điều 60 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015:

1. Hội đồng nhân dân phường gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở phường bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân phường được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Phường có từ tám nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu;

b) Phường có trên tám nghìn dân thì cứ thêm bốn nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân phường gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

3. Hội đồng nhân dân phường thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân phường gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân phường quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường: theo Điều 61 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Hội đồng nhân dân phường có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường.

2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân phường; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân phường.

3. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật.

4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

5. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân phường bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.

6. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân phường và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân phường xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.

7. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường [38, Điều 61].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương phường, thị trấn từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)