Những yêu cầu của việc đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương phường, thị trấn từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 76 - 78)

Trong nhiều năm qua bộ máy nhà nước ở nước ta luôn được nghiên cứu cải tiến, sắp xếp, tổ chức lại để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Là một bộ phận quan trọng của thượng tầng kiến trúc, bộ máy nhà nước không thể không thích nghi với những biến đổi ở hạ tầng cơ sở. Một khi cơ sở hạ tầng về kinh tế - xã hội đã có sự thay đổi thì vai trò, chức năng, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước tất yếu phải có sự thay đổi. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung của chính quyền cấp cơ sở nói riêng (trong đó có chính quyền phường trên địa bàn quận Hoàng Mai) là một nhu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ những căn cứ và yêu cầu cơ bản sau:

* Yêu cầu của sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường

Khi chúng ta đã thừa nhận nền kinh tế thị trường là đồng nghĩa với việc chấp nhận những quy luật khách quan của nó, cùng với tính hai mặt của nền kinh tế đó. Kinh tế thị trường luôn thể hiện sự vận động và biến đổi không ngừng. Do vậy, để có thể quản lý được nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi bộ máy nhà nước nói chung, chính quyền cấp cơ sở nói riêng phải được đổi mới cả về tổ chức và hoạt động, nhất là trong điều kiện quận Hoàng Mai là quận đang được quan tâm đầu tư phát triển, có tốc độ đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh nhất trong số các quận huyện mới của thủ đô.

* Yêu cầu của sự chuyển tiếp từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp theo hướng hiện đại

ngoặt quan trọng trong đời sống xã hội. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội theo đường lối của Đảng đang là vấn đề nổi cộm hiện nay. Có những vấn đề thuộc về cơ chế chính sách phải được giải quyết ngay từ cấp vĩ mô, nhưng có nhiều vấn đề phải được giải quyết ngay từ cơ sở. Quá trình công nghiệp hóa, nhất là trong bối cảnh hội nhập với thế giới, phát triển bền vững trở nên yêu cầu bức xúc, đòi hỏi bộ máy nhà nước dành ưu tiên cao cho việc chăm lo tới yêu cầu này, nhất là thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền và tầng lớp dân cư, bảo vệ môi trường… Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại cũng đặt ra yêu cầu đổi mới phong cách làm việc, phương tiện quản lý tương ứng. Song song với quá trình công nghiệp hóa là quá trình đô thị hóa tăng tốc. Điều đó đòi hỏi chính quyền cấp cơ sở không chỉ ở quận Hoàng Mai, các phường, thị trấn, mà thậm chí ở cả làng, xã cũng đang bị đô thị hóa làm quen với phương thức quản lý đô thị đang ngày càng trở nên phổ biến.

* Yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân không những chỉ đòi hỏi sự thay đổi của cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở Trung ương, mà còn cả các cơ quan nhà nước ở địa phương, trong đó có chính quyền cấp cơ sở. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi các chủ thể của nó phải có quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng. Trên cơ sở đó các chủ thể phải chủ động và tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình. Trước hết của sự đổi mới này là sự phân định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp chính quyền địa phương, phân định giữa trung ương và địa phương và giữa địa phương với địa phương.

Trong nhà nước pháp quyền nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua việc chuyển từ hình thức dân chủ gián tiếp, dân chủ đại diện sang dân chủ trực tiếp. Người dân trực tiếp lựa chọn và bầu ra những người và các cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình. Vai trò của các cơ quan dân cử như Hội đồng nhân dân cũng cần có sự thay đổi để đáp ứng với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền. Hơn thế nữa, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, nhất là công nghệ thông tin, người dân có thể đối thoại trực tiếp với các cơ

quan quản lý, có thể phản ánh mọi tâm tư nguyện vọng và kiến nghị, đề xuất của mình qua các phương tiện thông tin đại chúng, giao lưu trực tuyến… Trong điều kiện như vậy cần thiết phải nghiên cứu tổ chức hợp lý các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, trong đó có chính quyền cấp cơ sở để phù hợp với điều kiện mới.

* Yêu cầu xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường kỷ luật, trật tự kỷ cương xã hội ở cơ sở

Bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Điều đó thể hiện bản chất của chế độ dân chủ, tất cả mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Quan điểm trên phải được xây dựng và thể hiện trong mối quan hệ ứng xử giữa cơ quan công quyền với công dân ngay trên địa bàn phường, thị trấn nơi mà người dân đang làm ăn sinh sống. Việc “thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng” [11] là đòi hỏi chính đáng của mỗi người dân và là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm cho khối đại đoàn kết toàn dân thực sự là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới của đất nước.

* Xuất phát từ chính những tồn tại, yếu kém của chính quyền phường quận Hoàng Mai và hệ thống chính quyền cơ sở nói chung

Tổ chức bộ máy cồng kềnh, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động chồng chéo và nhất là sự suy thoái về đạo đức, tệ quan liêu, tham nhũng của không ít cán bộ cấp cơ sở đã đẩy chính quyền đối lập với nhân dân, nhân dân mất lòng tin đối với chính quyền. Vì vậy, việc nghiên cứu cải cách chính quyền địa phương nói chung, chính quyền cấp cơ sở phường, thị trấn và đặc biệt là chính quyền phường trên địa bàn quận Hoàng Mai nói riêng là một vấn đề rất cấp thiết hiện nay và là một phần tất yếu, quan trọng của công cuộc cải cách hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương phường, thị trấn từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)