Đối với người gửi tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 43 - 46)

i) Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm

1.4.1. Đối với người gửi tiền

Trong nền kinh tế thị trường, bảo vệ người tiêu dùng nói chung và người gửi tiền nói riêng là yêu cầu đặt ra đối với mỗi Chính phủ. Bảo vệ người tiêu dùng nhằm đảm bảo cân bằng giữa sự phát triển và đảm bảo quyền lợi của người dân trong xã hội dân sự. BHTG là một cơng cụ tài chính hữu hiệu được hầu hết các nước sử dụng để bảo vệ người gửi tiền. Do vậy, xây dựng và củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính - ngân hàng là yêu cầu đặt ra đối với bất kể Chính phủ nào.

Góp phần đảm bảo sự phát triển an tồn lành mạnh hoạt động ngân hàng Góp phần xử lý khủng hoảng tài chính Thúc đẩy huy động vốn, nâng cao kỷ cương thị trường Bảo vệ ngựời gửi tiền, góp phần nâng cao

niềm tin của cơng chúng

Vai trò của Tổ chức

Trong thực tiễn, khi người dân khơng tin tưởng vào hệ thống tài chính - ngân hàng thì họ thường có những hành động ảnh hưởng khơng tốt đến nền kinh tế như: Họ thường tích lũy tài sản dưới dạng vàng hoặc bất động sản mà không gửi tiền vào ngân hàng. Điều đó xét trên từng cá nhân thì có thể khơng thiệt hại nhiều nhưng xét trên toàn bộ nền kinh tế thì sẽ đẩy lùi hoặc cản trở sự phát triển, đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển khi mà vốn cho đầu tư phát triển nền kinh tế đang thiếu và rất cần. Điều này đã xảy ra ở Việt Nam vào khoảng cuối những năm 2000 khi hàng loạt quỹ tín dụng nhân dân bị sụp đổ.

Nếu khơng tin tưởng vào hệ thống ngân hàng nói chung và một TCTD nói riêng thì người gửi tiền sẽ dẫn đến hành động rút tiền ra khỏi hệ thống. Trường hợp này đặc biệt nguy hiểm, nếu hiện tượng này xảy ra hàng loạt và điều đó có thể dẫn đến đổ vỡ ngân hàng và gây nguy hại đến toàn bộ nền kinh tế. Trong lịch sử hoạt động tài chính - ngân hàng, điều này đã xảy ra khá nhiều nơi như ở Mỹ vào những năm 1920, 1930 hay ở Châu Á năm 1997. Gần đây nhất là ở Anh và Mỹ liên quan đến hiện tượng rút tiền hàng loạt ở hai ngân hàng lớn về cho vay thế chấp bất động sản là Northern Rock (Anh) và Contrywide (Mỹ) làm nền kinh tế của các quốc gia này bị chao đảo. Đỉnh cao của cuộc khủng hoảng tài chính - ngân hàng ở Mỹ đã làm 25 ngân hàng ở Mỹ phá sản dẫn đến nền kinh tế lớn nhất thế giới lâm vào khủng hoảng và lan truyền thành cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới năm 2008. Ở Mỹ, "từ năm 1929 đến 1933 khi chưa có FDIC thì có khoảng 4000 ngân hàng bị đổ vỡ, nhưng nhờ có FDIC năm 1934 chỉ có 9 ngân hàng bị đổ bể" [20, tr. 101]. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cùng với Chính phủ Mỹ, FDIC đã trực tiếp xử lý, tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Mỹ đã dần ổn định và phục hồi.

BHTG thay mặt Chính phủ bảo vệ tiền gửi của dân, trong trường hợp TCTD bị đổ vỡ, BHTG sẽ chi trả toàn bộ hoặc một phần tiền gửi cho người gửi tiền nếu TCTD bị đổ vỡ khơng có khả năng làm việc đó.

Ngân hàng là trung gian tín dụng, là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn. Trong q trình chu chuyển của nguồn vốn, nếu khơng có yếu tố niềm tin thì chu trình đó sẽ bị "tắc nghẽn" và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

BHTG xây dựng và củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng thông qua một số hoạt động như:

- Cung cấp đầy đủ hơn cho công chúng thông tin về các ngân hàng; - Thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với tổ chức tham gia BHTG;

- Hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG khi gặp khó khăn về tài chính nhằm phục hồi hoạt động của tổ chức đó;

- Xử lý TCTD bị đổ vỡ;

Chính những hoạt động đó của BHTG làm cho người dân tin tưởng hơn vào hệ thống tài chính - ngân hàng, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các TCTD và nâng cao kỷ cương thị trường.

Một trong những nguyên nhân khủng hoảng tài chính năm 2008 là do khủng hoảng về niềm tin. Nhiều nước trên thế giới đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để khơi phục lịng tin và đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy, người gửi tiền cần được bảo vệ bằng cơ chế và pháp luật để họ tin rằng mình được nhà nước bảo vệ. Người gửi tiền là người được quan tâm đầu tiên và quan trọng nhất trong chính sách BHTG của các nước cũng như ở Việt Nam. Người gửi tiền được bảo vệ tốt nhất nhưng họ không bị ràng buộc bởi trách nhiệm nào. Pháp luật các nước và Việt Nam đều quy định hạn mức chi trả phù hợp theo điều kiện mỗi nước, trong từng trường hợp cụ thể có thể chi trả 100% tiền gửi. Vì vậy, khi người gửi tiền yên tâm có tổ chức BHTG đồng hành bảo vệ, họ sẽ yên tâm về số tiền mình đã gửi vào các TCTD, điều đó cũng góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Ở nước ta, ước tính có khoảng 60-65% tổng lượng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại và TCTD hiện nay là của người dân với số lượng người gửi tiền lên tới hàng chục triệu người. Chính vì vậy, việc bảo vệ người gửi tiền là vấn đề mang tính xã hội. Một trong những cách thức bảo vệ người gửi tiền là bảo vệ niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính - ngân hàng, vì niềm tin của người gửi tiền là một trong những yếu tố cốt lõi đối với sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng. Như vậy, cơ chế bảo vệ người gửi tiền chính là đặc trưng cơ bản của hoạt động BHTG. Bảo vệ người gửi tiền chính là trung tâm của hoạt động BHTG và BHTG có bảo vệ tốt quyền lợi của người gửi tiền mới là hoàn thành nhiệm vụ mà nhà nước giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)