Hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 78 - 81)

11 Góp phần giảm thiểu tác động

2.3.3. Hoạt động giám sát

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động BHTG, góp phần tác động lên tiến trình lành mạnh hóa hệ thống tài chính - ngân hàng. Hoạt động giám sát được coi là hoạt động đánh giá rủi ro tiềm ẩn của tổ chức tham gia BHTG, từ đó cảnh báo sớm và đề xuất biện pháp giúp tổ chức này khắc phục phòng ngừa; đồng thời, là cơ sở cho hoạt động kiểm tra tại chỗ. BHTGVN thực hiện giám sát định kỳ theo quý, 100% số các tổ chức tham gia BHTG (bao gồm 78 ngân hàng thương mại, 11 TCTD phi ngân hàng và hơn 1000 QTDND và QTDNDTW; tập trung vào việc chấp hành các chỉ tiêu an toàn hoạt động của tổ chức tham gia BHTG như khả năng về vốn, chất lượng tín dụng, khả năng thanh khoản.

Hoạt động giám sát dựa trên dữ liệu các nguồn thông tin đầu vào được quy định theo yêu cầu của công tác giám sát (bao gồm các loại báo cáo tài chính từ khách hàng, thơng tin truy cập từ NHNN) và được thực hiện theo hai hướng:

(i) Giám sát rủi ro tại từng thời điểm: Nhằm xác định những rủi ro

mà tổ chức tham gia BHTG đang phải trực tiếp gánh chịu để đưa ra những cảnh báo trong những trường hợp cần thiết về tình hình hoạt động của những

đơn vị này. Đây là cơ sở để xếp loại tổ chức tham gia BHTG nhằm áp dụng mức phí theo rủi ro

(ii) Giám sát rủi ro trong tương lai: Nhằm đưa ra những biện pháp

phòng ngừa cũng như dự báo về tình hình phát triển chung của ngành ngân hàng để có những thay đổi phù hợp về chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính.

Kết quả của cơng tác giám sát phản ánh tình hình nộp phí bảo hiểm, tình hình tuân thủ một số chỉ tiêu về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tham gia BHTG có trách nhiệm gửi cho BHTGVN các báo cáo tài chính năm. Hoạt động giám sát là quyền hạn giúp BHTGVN thực hiện chức năng đảm bảo an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng. Báo cáo giám sát được gửi đến Thống đốc NHNN, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính tiền tệ Quốc gia để báo Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ vào kết quả theo dõi giám sát và phân tích rủi ro, BHTGVN đã cảnh báo các tổ chức tham gia BHTG yếu kém, có nợ xấu tăng nhanh, vi phạm các tiêu chí an tồn trong hoạt động và đề ra các biện pháp xử lý giúp các đơn vị ổn định. Trong q trình triển khai cơng tác giám sát, BHTGVN đã có sự phối hợp và thường xuyên trao đổi thông tin với hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng trong công tác giám sát các tổ chức tham gia BHTG.

Các báo cáo phân tích dựa trên kết quả giám sát cũng được BHTGVN gửi tới NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban giám sát tài chính tiền tệ Quốc gia như là một phần trách nhiệm của BHTGVN trong việc góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mô của các cơ quan trong mạng an tồn tài chính quốc gia.

Như vậy, giám sát rủi ro là hoạt động bản chất nhất, cốt lõi nhất trong lĩnh vực BHTG. Vì nói đến BHTG là ln gắn liền với hạn chế rủi ro, do đó chỉ có trên cơ sở giám sát mới có thể đánh giá, đo lường, kiểm soát và hạn chế được rủi ro.

Tuy nhiên, cơ chế pháp lý hiện nay chưa quy định rõ về sự phối hợp giữa thanh tra NHNN và BHTGVN trong việc phối hợp chia sẻ thông tin. Chính điều đó gây những ra những khó khăn cho BHTGVN trong q trình thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, pháp luật chưa quy định về việc phân cấp hoặc chia cắt giữa các khu vực giám sát của các cơ quan giám sát an tồn tài chính quốc gia, do vậy gây ra tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong q trình giám sát.

Thơng qua kiểm tra, giám sát giúp cho tổ chức tham gia BHTG có vấn đề rút khỏi thị trường một cách có trật tự, khơng làm ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền, khơng ảnh hưởng tới uy tín của hệ thống ngân hàng. Ngồi ra, BHTGVN có thể chủ động trong việc chuẩn bị các nguồn lực tài chính trong trường hợp xấu xảy ra, tránh trường hợp các tổ chức nhận tiền gửi rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính, mất khả năng chi trả, hạn chế được khủng hoảng tài chính.

Hoạt động kiểm tra, giám sát của BHTGVN là kiểm tra, giám sát chuyên ngành, khác với giám sát, kiểm tra của Ngân hàng ở các khía cạnh sau: Kiểm tra của NHNN do thanh tra thực hiện, là kiểm tra mang tính chất quản lý nhà nước, thể hiện quyền lực nhà nước, còn kiểm tra, giám sát của BHTGVN là bản thân BHTGVN thực hiện, nhằm thực hiện chức năng của mình. Nội dung, phạm vi kiểm tra của BHTGVN hẹp hơn nội dung, phạm vi kiểm tra của NHNN. Mục đích kiểm tra của NHNN là phát hiện vi phạm để xử lý, còn BHTGVN là nắm bắt tình hình, kiến nghị xử lý hoặc cảnh báo sớm. Hoạt động kiểm tra, giám sát của BHTGVN góp phần đảm bảo an tồn hoạt động ngân hàng và gián tiếp là bảo vệ người gửi tiền.

Theo thông lệ quốc tế, đây là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất. Thông qua nghiệp vụ này, tổ chức BHTG đóng vai trị là một kênh quan trọng để góp phần bảo vệ người gửi tiền, nâng cao niềm tin công chúng vào hệ thống tài chính ngân hàng. Hiện nay, hầu hết các hệ thống BHTG trên thế

giới đều có chức năng kiểm tra, giám sát TCTD, ví dụ như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Philipine…

Hoạt động kiểm tra, giám sát của BHTGVN cũng giống hoạt động kiểm tra, giám sát của BHTG Hàn Quốc, Đài Loan; tuy nhiên, quyền hạn của BHTG Hàn Quốc rộng hơn, họ có quyền xử lý vi phạm, đóng cửa TCTD theo quy định của Luật BHTG Hàn Quốc.

Hoạt động kiểm tra, giám sát của BHTGVN là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất, thể hiện rõ quan điểm của nhà nước về thiết kế mơ hình tổ chức BHTG với mục đích bảo vệ người gửi tiền và an toàn hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)