Hoạt động kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 76 - 78)

11 Góp phần giảm thiểu tác động

2.3.2. Hoạt động kiểm tra

Nghiệp vụ kiểm tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng của BHTGVN. Cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ này là Nghị định 89/1999/NĐ-CP, Nghị định 109/2005/NĐ-CP và Thông tư 03/2006/TTNHNN. Hoạt động kiểm tra tại chỗ hay còn gọi là kiểm tra trực tiếp cũng là hoạt động cơ bản trong chương trình giám sát. Kiểm tra trực tiếp sẽ đánh giá được thực trạng hoạt động của tổ chức tham gia BHTG. Thông qua kiểm tra chấn chỉnh hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các QTDND và các ngân hàng thương mại cổ phần. Đồng thời, qua kiểm tra giúp đánh giá được thái độ tuân thủ pháp luật BHTG của các tổ chức tham gia BHTG, thấy được khó khăn trong việc áp dụng pháp luật để có kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp thực tiễn hoạt động của tổ chức tham gia BHTG.

Nội dung kiểm tra hai vấn đề cơ bản là:

(i) Kiểm tra chấp hành các quy định về BHTG bao gồm: kiểm tra hồ

sơ pháp lý đảm bảo là thành viên tham gia BHTG; kiểm tra việc niêm yết chứng nhận BHTG; kiểm tra tính đầy đủ trong nộp phí, chấp hành thời hạn nộp phí và nộp phạt (nếu có); kiểm tra việc cung cấp thơng tin cho BHTGVN.

(ii) Kiểm tra việc tuân thủ hoạt động ngân hàng được thực hiện căn cứ

vào các chỉ tiêu an toàn mà NHNN đề ra. Tập trung vào một số tiêu chí như tuân thủ quy định về giới hạn huy động vốn theo địa bàn; tuân thủ quy định về chế độ hạch toán, kế toán và chứng từ kế tốn; quy định về đảm bảo an tồn vốn điều lệ; quy định về đảm bảo an tồn trong cho vay; quy định về tính pháp lý của hồ sơ vay vốn; khả năng tạo lợi nhuận, trích lập quỹ; quy định về quản trị, kiểm sốt và điều hành. BHTGVN đã thực hiện nhiều cuộc kiểm tra các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và hàng trăm QTDND, đã ra nhiều kiến nghị chấn chỉnh sai phạm.

Đến hết tháng 9/2009, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện 2.664 cuộc kiểm tra; trong đó 492 cuộc kiểm tra ngân hàng thương mại, 2.151 cuộc kiểm tra Quỹ tín dụng nhân dân và 21 cuộc kiểm tra tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã phát hiện 86 trường hợp tính thiếu phí bảo hiểm tiền gửi và thu về cho ngân sách nhà nước trên 31 tỷ đồng [1].

Ngoài ra, đã phát hiện và kiến nghị khắc phục các tồn tại, sai phạm về niêm yết chứng nhận BHTG, về quản lý, hạch toán tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm, chấp hành quy định thông tin báo cáo đối với BHTGVN. Các kiến nghị của BHTGVN đã được các tổ chức tham gia BHTG tiếp thu chỉnh sửa nghiêm túc và có chuyển biến tích cực.

Ngồi việc độc lập tổ chức các cuộc kiểm tra, BHTG chi nhánh khu vực đã phối hợp với NHNN địa phương tiến hành kiểm tra, chấn chính sai phạm của hàng chục QTDND.

Trong quá trình kiểm tra đối với tổ chức tham gia BHTG nếu phát hiện tổ chức tham gia BHTG vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, BHTGVN có quyền yêu cầu tổ chức tham gia BHTG phải có biện pháp khắc phục ngay tình trạng vi phạm đó; đồng thời, báo cáo ngay bằng văn bản với NHNN để có biện pháp theo dõi, xử lý.

Trường hợp xét thấy hoạt động của tổ chức tham gia BHTG có nguy cơ dẫn đến mất khả năng chi trả, thất thoát lớn về tài sản hoặc có tác động nghiêm trọng tới các tổ chức khác thì BHTGVN báo cáo ngay bằng văn bản cho NHNN và các cơ quan trong mạng an tồn tài chính; đồng thời yêu cầu tổ chức tham gia BHTG có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở việt nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)