11 Góp phần giảm thiểu tác động
2.3.4.5. Nghiệp vụ tiếp nhận và xử lý
Hoạt động tiếp nhận, xử lý tổ chức tham gia BHTG là biện pháp can thiệp trực tiếp của tổ chức BHTG bằng tài chính, giám sát, quản lý tài sản để giải quyết các vấn đề của tổ chức tham gia BHTG theo tín hiệu thị trường, trên cơ sở nguyên tắc chia sẻ thiệt hại công bằng, hạn chế tổn thất và giảm tối đa việc sử dụng công quỹ. Tài sản tiếp nhận được quản lý và bán ra thị trường với giá tối đa để thu hồi; tiền gửi, tài sản tiếp nhận kể cả các khoản nợ và nghĩa vụ khác được xử lý công bằng và hiệu quả nhất.
Sau khi chi trả tiền gửi cho người gửi tiền tại TCTD bị đổ vỡ, BHTGVN trở thành chủ nợ của TCTD đó. BHTGVN được quyền tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật. "Đến tháng 12/2009, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã chi trả cho 37 Quỹ
tín dụng nhân dân trên 18 tỷ đồng, đang theo dõi và thanh lý 35 Quỹ tín dụng nhân dân, thu hồi được trên 6 tỷ đồng" [1]. Số tiền thu hồi được bù đắp cho quỹ BHTG . Công tác thanh lý tài sản các TCTD bi ̣ giải th ể, phá sản còn gặp nhiều khó khăn , đă ̣c biê ̣t là các vấn đề liên quan đến hoa ̣t đô ̣ng của hô ̣i đồng thanh lý, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả thu hời nợ của BHTGVN .
Hoạt động tiếp nhận và xử lý của các nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… cho thấy tổ chức BHTG chủ động, tích cực tham gia vào q trình tái cấu trúc hệ thống tài chính - ngân hàng chứ không thụ động "chờ" các tổ chức tài chính đổ vỡ để tiếp nhận, xử lý. Các tổ chức BHTG trên được trao những quyền năng nhất định, phải có đủ năng lực tài chính để xử lý trong trường hợp khủng hoảng hệ thống xảy ra. Ví dụ như BHTG Mỹ được Quốc hội trao những quyền đặc biệt để giải quyết các vụ đổ bể ngân hàng (kể cả khi pháp luật có quy định khác) như: Được phép tồn quyền tiếp nhận và thanh lý tài sản của tổ chức nhận tiền gửi bị phá sản mà không chịu sự chi phối của cổ đơng, tịa án các cấp hay cơ quan kiểm soát khác. Để đảm bảo khả năng thanh toán, FDIC được Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Bộ Tài chính Hoa Kỳ cấp hạn mức tín dụng đặc biệt 30 tỷ USD để bù đắp các khoản thâm hụt do chi trả bảo hiểm và một số biện pháp có hiệu quả khác.
BHTG Hàn Quốc (KDIC) được trao quyền năng rất rộng như: Yêu cầu Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính tiền tệ Quốc gia đệ trình báo cáo kiểm sốt tài chính của tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ; yêu cầu những người điều hành TCTD bồi thường vật chất và những rủi ro do họ gây ra; Bộ trưởng Bộ Tài chính hay văn phịng giám sát phải có nhiệm vụ thơng báo ngay cho KDIC khi phát hiện tổ chức tham gia BHTG có dấu hiệu nguy cơ mất khả năng thanh toán; được quyền thành lập cơ quan nghiệp vụ để giải quyết các tổ chức đổ vỡ; giám sát trực tiếp và đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động đối với tổ chức đổ vỡ thông qua các tổ chức nghiệp vụ; khi cần thiết nếu khơng đủ vốn có thể được sử dụng vốn nhà nước (vay Chính phủ, NHTW, vay các TCTD khác, KDIC được Chính phủ bảo lãnh các khoản vay từ NHTW.
BHTG Đài Loan không xử lý bằng biện pháp tiếp nhận và mua lại mà thành lập một ngân hàng trung gian, gọi là "ngân hàng bắc cầu" để tiếp nhận một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh, tài sản có và nợ của tổ chức tham gia BHTG nói trên. Ngân hàng bắc cầu được coi như một tổ chức tham gia BHTG mà khơng có vốn, "nhưng KDIC có thể cung cấp vốn lưu động cho tổ chức này nếu thấy cần thiết, thời gian hoạt động của ngân hàng này thường kéo dài 2-3 năm với sự chấp thuận của Ủy ban giám sát tài chính tiền tệ Quốc gia" [14].
BHTGVN được tham gia vào quá trình thanh lý và quản lý tài sản của TCTD bị giải thể, phá sản và trở thành chủ nợ đối với các khoản tiền đã chi trả. Tuy nhiên, hơn 10 năm sau khi luật phá sản ra đời, mới có Nghị đinh hướng dẫn về phá sản trong lĩnh vực ngân hàng và hiện nay NHNN đang dự thảo thông tư hướng đẫn Nghị định trên, trong đó có quy định quyền và trách nhiệm của BHTGVN trong quản lý và thanh lý tài sản. Đây là nguyên nhân lý giải vì sao ở nước ta đã có một số TCTD bị giải thể nhưng qua nhiều năm vẫn chưa làm thủ tục thanh lý. BHTGVN chưa được thực hiện biện pháp tiếp nhận và xử lý các TCTD bị phá sản theo thông lệ quốc tế.
Trong thực tế, việc xử lý đổ vỡ của TCTD và thu hồi nợ của BHTGVN gặp nhiều khó khăn. Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Pháp luật về trái vụ của Việt Nam chưa hoàn thiện. Luật phá sản khơng có quy định đối với TCTD, mặc dù đây là lĩnh vực đặc thù. Chính vì vậy, các thủ tục phục hồi TCTD của Việt Nam hiện nay chưa thật sự tạo thế chủ động cho tổ chức BHTG thực hiện. Pháp luật về phá sản cũng chưa có quy định về vai trò của BHTGVN trong việc giải quyết phá sản ngân hàng.
Xử lý đổ vỡ ngân hàng có hai giai đoạn cơ bản:
- Giai đoạn phục hồi (bao gồm các nghiệp vụ như hỗ trợ tài chính, mua lại nợ, thành lập ngân hàng bắc cầu...).
- Giai đoạn thanh lý (sau khi áp dụng các biện pháp khác khơng hiệu quả thì tổ chức BHTG áp dụng biện pháp cuối cùng là chi trả tiền gửi được bảo hiểm.
Tuy nhiên, pháp luật hiện nay chưa có quy định rõ về vai trò, chức năng của từng cơ quan liên quan để giải quyết hai giai đoạn trên. Việc thu hồi nợ của BHTGVN gặp nhiều khó khăn do việc xác định vị trí chủ nợ của BHTG cịn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa có quy định rõ về các hình thức huy động vốn để tổ chức BHTG xử lý các trường hợp xảy ra khủng hoảng hệ thống.
Về lý luận cũng như thực tiễn, nghiệp vụ tiếp nhận xử lý nếu Chính phủ giao cho tổ chức BHTG sẽ đảm bảo được tính chuyên nghiệp, hiệu quả, giảm thiểu chi phí và mang lại lợi ích cho xã hội, xu hướng thế giới là tổ chức BHTG có chức năng tiếp nhận và xử lý TCTD. Việc tiếp nhận, xử lý được thực hiện thông qua các cơng cụ nghiệp vụ như hỗ trợ tài chính, thành lập ngân hàng bắc cầu, chi trả tiền gửi được bảo hiểm, thanh lý TCTD bị đổ vỡ. Một số nước tổ chức BHTG đã thực hiện rất tốt chức năng này và tạo lập được niềm tin đối với người gửi tiền như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Indonesia…
Ngoài các nhiệm vụ trên, BHTGVN cịn có trách nhiệm trong nắm bắt tình hình kinh tế, xã hội có liên quan đến họat động ngân hàng. Thông tin, tuyên truyền hoạt động BHTG đến công chúng thông qua hội nghị khách hàng, tham gia triển lãm ngành tài chính - ngân hàng - BHTG ở trong nước và quốc tế, xuất bản bản tin BHTGVN, Website BHTGVN và báo cáo thường niên. Quản lý và đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi dưới nhiều hình thức đem lại hiệu quả. Thực hiện các dự án hiện đại hóa hoạt động để BHTGVN trở thành một tổ chức hiện đại, hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế và là thành viên tích cực của mạng an tồn tài chính quốc gia. Tham gia, góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động BHTG và ngân hàng.