Phòng ngừa tham nhũng là một trụ cột của Luật phòng, chống tham
nhũng, được coi là hình thức chống tham nhũng căn bản, nền tảng cho toàn bộ hệ thống các biện pháp chống tham nhũng. Nhận thức về vấn đề này hoàn toàn xuất phát từ thực tiễn, phịng ngừa tham nhũng địi hỏi ít chi phí hơn và mang lại hiệu quả rộng lớn, lâu dài hơn. Tuy nhiên lại đòi hỏi sự nỡ lực, kiên trì tồn diện từ phía các chủ thể có trách nhiệm. Kinh nghiệm chống tham nhũng của các nước trên thế giới cho thấy, cơng tác phịng ngừa đóng vai trị rất quan trọng. Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng khuyến cáo các quốc gia thành viên lưu ý trong việc xây dựng và duy trì một chiến lược phịng ngừa tham nhũng liên tục, tồn diện và có hiệu quả. Pháp luật Việt Nam hiện hành
quy định khá đầy đủ các biện pháp phòng ngừa đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng hiện nay. Chính vì vậy, trong Luật phòng, chống tham nhũng năm
2005, nội dung về phòng ngừa tham nhũng chiếm tỉ lệ rất lớn, phần lớn những
điểm mới trong quy định của pháp luật về chống tham nhũng nằm trong các biện pháp phịng ngừa tham nhũng.
Trong cơng tác GDPL về PCTN một trong những nội dung cơ bản, thiết thực đó là tuyên truyền, giáo dục các nhóm biện pháp phịng, ngừa tham nhũng đến đối tượng giáo dục, bao gồm:
- Thực hiện công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ
chức, đơn vị. Đây là biện pháp trụ cột quan trọng trong hệ thống phịng ngừa tham nhũng. Cơng khai minh bạch giúp giảm thiểu tham nhũng, tăng cường khả năng kiểm soát và phát hiện tham nhũng. Luật PCTN đã giành nhiều quy định cho công khai, minh bạch, đây là một thiết chế rất quan trọng giúp cho cơng tác phịng, chống tham nhũng được tốt và hiệu quả. Trong những lĩnh vực cụ thể cần được công khai, minh bạch bao gồm: mua sắm tài sản công, quản lý dự án đầu tư, xây dựng, tài chính và ngân sách nhà nước, huy động, sử dụng các khoản đóng góp của cán bộ, công chức, nghiên cứu khoa học…
- Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn liên quan đến
việc sử dụng các nguồn lực công. Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng tham nhũng, lãng phí tiền, tài sản của nhà nước đó là hệ thống chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý nhà nước chưa đầy đủ và hoàn thiện, việc thực hiện không đúng hoặc cố ý làm trái dẫn đến vi phạm pháp luật. Vì vậy hồn thiện và đảm bảo thực hiện đúng chế độ định mức, tài chính là u cầu quan trọng trong phịng ngừa tham nhũng.
- Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí
cơng tác của cán bộ, công chức, viên chức. Xét một cách tổng thể, quy tắc ứng xử của cán bộ, cơng chức khơng chỉ góp phần phịng, chống tham nhũng mà
cịn có vai trò rất lớn trong việc xây dựng nền quản lý nói chung và quản lý hành chính nói riêng trong sạch, liêm chính, trách nhiệm.
- Minh bạch tài sản, thu nhập, đây là một biện pháp có tác dụng phòng
ngừa tham nhũng hiệu quả. Việc tài sản, thu nhập được kiểm soát chặt chẽ và minh bạch hóa sẽ triệt tiêu đáng kêt động cơ tham nhũng của một bộ phận cán bộ, cơng chức. Bởi vì khơng thể che dấu tài sản tham nhũng và việc sử dụng tài sản này có nguy cơ bị phát hiện cao thì cán bộ, cơng chức có ý định tham nhũng buộc phải đắn đo và phần lớn sẽ thay đổi ý định tham nhũng của mình.
- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra
tham nhũng. Vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu là một yếu tố quan trọng trong quản lý nhà nước nói chung nói chung và phịng, chống tham nhũng nói riêng. Việc phân định cụ thể và đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu sẽ giúp tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý và giảm tham nhũng.
- Cải cách hành chính, đổi mới cơng nghệ quản lý và phương thức thanh
toán. Cải cách hành chính có quan hệ mật thiết và có vai trò quan trọng trong hoạt động phòng, chống tham nhũng. Thực tiễn cho thấy những quốc gia có nền quản lý cơng tốt, minh bạch và mang tính phục vụ đều là những nước ít có tham nhũng.