Tình hình tham nhũng, thực trạng phịng, chống tham nhũng ở nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công chức bộ máy hành chính nhà nước (Trang 39 - 45)

ở nước ta

Ở Việt Nam cũng như các nước khác, việc đánh giá chính xác về tình hình tham nhũng diễn ra trong thực tế là rất khó khăn, vì tham nhũng cũng

giống như một tảng băng trên biển, chỉ có thể nhận biết được phần nổi qua

những vụ việc đã được phát hiện, xử lý. Thông qua kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng trong những năm qua và căn cứ việc đánh giá của các cơ quan chức năng. Nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng và những hậu quả nguy hại của tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, biện pháp đấu tranh phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời và đã đạt được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nạn tham nhũng vẫn diễn ra hết sức phổ biến, làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, gây bất bình trong nhân dân. Tại Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã nhận định “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn

ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”.[60, tr.5].

Trong lĩnh vực quản lý, sử du ̣ng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tham nhũng chủ yếu diễn ra trong việc quy hoạch ; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thu hồi đất nơng nghiệp để xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị; giao đất, cho thuê đất; định giá đất khi thu hồi, đền bù; cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản… Một số người đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để giao đất không đúng thẩm quyền; lập hồ sơ khống hoặc khai tăng diện tích đất khi đền bù. Điển hình là vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại dự án phát triển cơ sở hạ tầng đơ thị Bắc Thăng Long

- Vân Trì (Hà Nội) thiệt hại ước tính khoảng 14 tỷ đồng; vụ lợi dụng chức vụ,

quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, gây thiệt hại gần 11 tỷ đồng; vụ tham nhũng về đất đai tại Đồ Sơn và tại Quán Nam, thành phố Hải Phòng...

Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nổi lên tình trạng tham nhũng, tiêu

cực của một bộ phận cán bộ trong ngành ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại hoặc cán bộ trong ngành ngân hàng tiếp tay, móc nối với người bên ngồi thơng qua các hoạt động cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, đầu tư tài chính, ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư… để chiếm đoạt tài sản, gây thất thốt lớn. Ví dụ như vụ Lê Hồi Phương, cán bộ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Cầu Giấy (Hà Nội) tham ô 24 tỷ đồng; vụ Phan Văn Tưởng, cán bộ Ngân hàng Techcombank cùng các đồng phạm tham ô trên 10 tỷ đồng; vụ Đồn Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nhận của khách hàng 5 tỷ đồng, là khoản trích 3-10% trong số tiền mà khách hàng được vay của ngân hàng này…

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản , phần lớn các cơng trình xây dựng đều xảy ra thất thốt tài sản, chủ yếu do tham ơ và cố ý làm trái. Sai phạm xảy ra ở hầu hết các khâu, từ việc lập dự án, thiết kế, dự toán, phê duyệt kế hoạch cấp vốn đến đấu thầu, tư vấn, giám sát, thi công, nghiệm thu, quyết

tốn cơng trình. Thủ đoạn chủ yếu là khơng chấp hành đúng trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản; gian lận, thiếu minh bạch trong đấu thầu; khai khống khối lượng và giá trị vật tư, thiết bị; đưa vật liệu kém chất lượng, sai quy cách vào sử dụng; thi cơng sai quy trình để giảm chi phí...

Điển hình như vụ tham ơ, cố ý làm trái và lợi dụng chức vụ, quyền hạn

trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ban quản lý dự án di tích lịch sử chiến

thắng Điện Biên Phủ; vụ Huỳnh Ngọc Sĩ, Giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây, TP HCM nhận hối lộ 260 nghìn USD để xét thầu, nghiệm thu có lợi cho người đưa hối lộ; vụ tham ô xảy ra tại dự án xây dựng cầu Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh...

Trong viê ̣c quản lý , sử du ̣ng vốn , tài sản Nhà nước tại các doanh

nghiê ̣p, thủ đoạn tham nhũng chủ yếu là giấu bớt và đi ̣nh giá tri ̣ tài sản , đất

đai thấp hơn giá trị thực khi cổ phần hóa hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; lập các hợp đồng mua bán, vận chuyển hoặc hóa đơn khống để chiếm

đoạt; nâng khống giá hoặc gửi giá khi mua bán tài sản công để trục lợi. Ví

như vụ Nguyễn Bi, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc và Nguyễn Thanh Huyền, Phó Tổng giám đốc, kế tốn trưởng của Công ty Vifon

- TP HCM, đã lập chứng từ khống chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng và không thu về

cho công ty 59,9 tỷ đồng nhằm chiếm đoạt khi cổ phần hóa cơng ty này; vụ Trần Văn Khánh, Tổng Công ty Vật tư nông nghiệp tham ô, cố ý làm trái, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng; vụ Công ty xăng dầu Hàng không khai khống tỷ lệ dầu hao hụt nhằm chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng; vụ Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nâng khống giá thiết bị lặn từ 100 triệu lên 130 tỷ đồng...

Trong công tác cán bô ̣, dư luâ ̣n về tình tra ̣ng “ chạy chức, chạy quyền,

chạy cơng chức” vẫn cịn nặng nề , nhưng trong thực tế chưa phát hiện, xử lý được trường hợp nào. Dư luận nói nhiều đến hiện tượng một số cán bộ

tiến thân bằng con đường chạy chọt, nịnh bợ cấp trên (tìm hiểu sở thích, nhu cầu cá nhân của cấp trên và gia đình họ để tìm cách đáp ứng; sẵn sàng biếu cấp trên những món quà có giá trị lớn như nhà ở, đất ở, cổ phần trong các dự án, công ty...).

Trong lĩnh vực tư pháp , hành vi tham nhũng chủ yếu là cán bộ tư

pháp lợi dụng chức vu ̣, quyền ha ̣n để nhâ ̣n hối lô ̣ nhằm bỏ lo ̣t hoă ̣c giảm

nhẹ tội phạm trong hoạt động điều tra , truy tố, xét xử, thi hành án. Ví như vụ Vũ Văn Lương, thẩm phán quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) nhận hối lộ 70 triệu đồng trong vụ tranh chấp 2,7 m2 cơng trình phụ; Hà Cơng Tuấn, thẩm phán TAND tỉnh Quảng Ninh bị bắt quả tang nhận hối lộ 200 triệu đồng nhằm xử nhẹ tội cho bị cáo…

Ngoài những lĩnh vực trên, tình trạng nhũng nhiễu còn khá phổ biến

trong quan hệ giữa cơ quan nhà nước và công chức nhà nước với người dân và doanh nghiệp, giữa nhân viên các cơ sở dịch vụ công với khách hàng, như: cảnh sát giao thông, cán bộ thuế, các cơ quan cấp phép, cơ sở khám, chữa bệnh, các trường học… gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Về công tác phát hiê ̣n và xử lý các hành vi tham nhũng , trong 5 năm

(2007 -2011), toàn ngành thanh tra và các cấp , các ngành đã triển khai

62.994 cuô ̣c thanh tra , kiểm tra; đã kết thúc 52.671 cuô ̣c. Qua thanh tra ,

kiểm tra đã kiến nghi ̣ , xử lý, kỷ luật hành chính 1.619 tâ ̣p thể, 11.973 cá

nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 464 vụ việc; phát hiện thiếu sót , sai

phạm về tài chính 51.999 tỷ đồng, 7.028.236 USD; kiến nghi ̣, thu hồi v ề

ngân sách nhà nước 20.743,8 tỷ đồng, 993.978 USD; xuất toán, loại khỏi

giá trị quyết tốn và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét , xử lý 23.770,2 tỷ

đồng cùng nhiều vu ̣ viê ̣c khác…

Năm 2012, qua thanh tra đã kiến nghi ̣, thu hồi về ngân sách nhà nước

163.434 quyết đi ̣nh xử pha ̣t vi pha ̣m hành chính với số tiền 324 tỷ đồng (đã

thu được 260 tỷ đồng); xuất toán, loại khỏi giá tr ị quyết toán do chưa thực

hiê ̣n đúng quy đi ̣nh và đề nghi ̣ cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 30.020 tỷ

đồng; kiến nghi ̣ xử lý, kỷ luật hành chính 520 tâ ̣p thể, 899 cá nhân; chuyển cơ

quan điều tra xử lý hình sự 25 vụ, 41 người và kiến nghi ̣ sửa đổi , bở sung

nhiều cơ chế, chính sách cho phù hợp với yêu cầu của quản lý nhà nước.

Trong 5 năm thực hiê ̣n nghi ̣ quyết Trung ương 3 và Luật PCTN, các vụ

án tham nhũng được phát hiện, xử lý với số lượng lớn (đã khởi tố 1.458 vụ án

tham nhũng với 3.151 bị can; truy tố 1.603 vụ, 3.889 bị can; xét xử 1.455 vụ,

3.387 bị cáo), 61 trường hợp người đứng đầu bi ̣ xử lý kỷ luâ ̣t do thiếu trách

nhiê ̣m để xảy ra tham nhũng trong pha ̣m vi mình quản lý , phụ trách (cách

chức 11, cảnh cáo 10, khiển trách 40); triển khai đề án 30 về cải cách thủ tu ̣c

hành chính (tiết kiê ̣m 6.000 tỷ đồng/năm cho người dân và doanh nghiê ̣p)…

Đối với 8 vụ án tham nhũng nghiêm trọng xảy ra từ năm 2006 về trước

mà Ban chỉ đạo lựa chọn để chỉ đạo ngay sau khi thành lập đã được đưa ra xét

xử dứt điểm.

Theo đánh giá của Tổ chức minh ba ̣ch q́c tế (TI) Viê ̣t Nam th ̣c

nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng. Năm 2011 có những tiến bộ nhất định

nhưng Việt Nam vẫn là những nước có điểm số thấp và vẫn đứng ở phía cuối bảng xếp hạng. Theo TI, ở châu Á, tình hình tham nhũng ở Việt Nam nghiêm trọng hơn so với Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia... nhưng ít nghiêm trọng hơn Mơng Cổ, Philippines, Lào, Nepal, Campuchia, Myanmar.

Tóm lại, tình hình tham nhũng ở Việt Nam là nghiêm trọng, với những biểu hiện vừa tinh vi, phức tạp, vừa trắng trợn, lộ liễu, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, có những điểm giống và khác nhau so với tình hình tham nhũng ở các nước khác, nhưng đặc điểm nổi bật là tính phổ biến.

Trước đây, tham nhũng chủ yếu xảy ra trong các lĩnh vực kinh tế,

nhưng ngày nay đã lan sang các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý như

giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, nhân đạo, từ thiện, phòng, chống dịch bệnh…

Tham nhũng xảy ra ngay trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, là những cơ quan cầm cân, nảy mực, đại diện cho công lý và công bằng xã hội, như

cơng an, VKS, Tịa án... Những trường hợp thanh tra viên, điều tra viên, kiểm

sát viên, thẩm phán tòa án nhận hối lộ đã xuất hiện ở nhiều nơi. Khơng ít cán bộ, cơng chức và người dân coi việc hối lộ cho công chức và việc công chức nhận hối lộ khi giải quyết cơng việc là chuyện bình thường. Tình trạng tham nhũng “vặt” và tham nhũng “nhỏ, lẻ”, mà nhiều người gọi là “nhũng nhiễu” hay “chi phí khơng chính thức” tuy thiệt hại khơng lớn, có khi chỉ vài chục nghìn đồng mỡi vụ, nhưng diễn ra một cách tràn lan ở nhiều nơi, khiến người dân vô cùng bức xúc.

Số người tham nhũng là cán bộ, cơng chức, viên chức có chức vụ thấp hoặc khơng có chức vụ lãnh đạo, quản lý, như nhân viên cảnh sát, thuế vụ, bác sỹ, y tá chiếm tỷ lệ khá cao. Trong khi ở nhiều nước khác, người tham

nhũng chủ yếu là các chính khách, các quan chức và doanh nhân. Mấy năm

gần đây đã xuất hiện một số vụ tham nhũng liên quan đến yếu tố nước ngoài. Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng, phát triển với quy mô ngày càng lớn, một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý nắm giữ khối lượng tài sản, nguồn vốn lớn của tập thể, của Nhà nước, đó là mơi trường để chủ nghĩa cá nhân vụ lợi, thực dụng phát triển. Việc cơng khai, minh bạch trong các hoạt động có liên quan đến người dân, doanh nghiệp, trong quản lý tài chính, tài sản của nhà nước, trong cơng tác cán bộ... cịn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công chức bộ máy hành chính nhà nước (Trang 39 - 45)