Nguồn pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp qua thực tiễn tại tập đoàn dầu khí việt nam (Trang 26 - 30)

1.2. Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp

1.2.3. Nguồn pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp

Khi đề cập đến cấu trúc hình thức của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp là đề cập đến các nguồn luật cấu thành nên pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Về mặt lý luận chung, nguồn luật đƣợc hiểu là nguồn chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội do pháp luật điều

chỉnh. Nguồn luật bao gồm Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành, án lệ, tập quán, học thuyết pháp lý và lẽ công bằng. Vì pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp điều chỉnh các quan hệ thuế là quan hệ mà một bên luôn là cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về thuế, nên nguồn luật quan trọng nhất vẫn là các văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành là những văn bản chứa đựng các quy tắc, quy phạm mang tính định hƣớng. Các vấn đề cụ thể về thuế chủ yếu đƣợc hƣớng dẫn thi hành bởi các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quản lý về lĩnh vực thuế ban hành.

Trƣớc hết, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nƣớc có hiệu lực cao nhất. Hiến pháp đƣa ra những nguyên tắc chung. Trên cơ sở những nguyên tắc đó, bộ máy nhà nƣớc và hệ thống pháp luật đƣợc thiết lập. Hiến pháp cũng quy định về quyền thu thuế của Nhà nƣớc, nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân, tổ chức và phân cấp quyền thu thuế giữa chính quyền trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng.

Trên cơ sở các nguyên tắc hiến định về quyền thu thuế của Nhà nƣớc, nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân, tổ chức, các đạo luật về thuế đƣợc Quốc hội ban hành. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những sắc thuế quan trọng, ảnh hƣởng đến lợi ích của tất cả các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế và ngân sách quốc gia. Vì vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp phải do Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nƣớc cao nhất ban hành. Do đó, sắc thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc quy định trong một đạo luật do Quốc hội ban hành. Đạo luật này thƣờng đƣợc đặt tên là luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quốc hội là cơ quan dân cứ. Trong đó, các đại biểu Quốc hội hay Nghị viên là những ngƣời đại diện cho nhiều tầng lớp, địa phƣơng. Thành phần đại biểu Quốc hội rất đa dạng, có trình độ chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực khác

nhau. Vì vậy, khi thông qua các đạo luật chuyên ngành nhƣ luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Quốc hội chỉ có thể ban hành ra các đạo luật mang tính nguyên tắc. Những vấn đề cụ thể đƣợc quy định trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp cần đƣợc hƣớng dẫn, giải thích bởi các cơ quan quản lý hành chính chuyên môn. Do vậy, bên cạnh luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các cơ quan hành pháp bao gồm Chính phủ và bộ chuyên ngành quản lý lĩnh vực thuế còn ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Ở một số quốc gia nhƣ Việt Nam thì luật thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ đƣợc hƣớng dẫn bởi một Nghị định. Sau đó, Nghị định này lại đƣợc hƣởng dẫn bởi Thông tƣ do Bộ tài chính ban hành. Trong khi đó ở một số quốc gia khác thì luật thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ đƣợc hƣớng dẫn trực tiếp bởi một văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quản lý hành chính chuyên ngành ban hành.

Ngoài luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, còn tồn tại các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng chứa đựng các quy phạm điều chỉnh quan hệ thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣ luật quản lý thuế, luật xử lý vi phạm hành chính, bộ luật hình sự, luật dầu khí...

Đƣơng nhiên trong mối quan hệ giữa Hiến pháp, luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hƣớng dẫn thi hành thì Hiến pháp có hiệu lực cao nhất, tiếp đến là luật thuế thu nhập doanh nghiệp, văn bản hƣớng dẫn thi hành do Chính phủ ban hành và văn bản hƣớng dẫn thi hành do bộ chuyên ngành ban hành. Về mối quan hệ giữa luật thuế thu nhập doanh nghiệp với các đạo luật khác thì luật thuế thu nhập doanh nghiệp là luật chuyên ngành nên cần đƣợc ƣu tiên áp dụng trong trƣờng hợp có mâu thuẫn.

Một vấn đề thực tiễn cần đƣợc ghi nhận trong lý luận đó là thuế là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Dù nỗ lực đến đâu, luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hƣớng dẫn thi hành cũng không thể dự liệu hết đƣợc các tình huống sinh động trong cuộc sống. Vì vậy, trong thực tiễn vẫn phát

dẫn các cơ quan thuế địa phƣơng và ngƣời nộp thuế áp dụng pháp luật thuế. Các văn bản này không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhƣng vẫn đƣợc các cơ quan thuế địa phƣơng và ngƣời nộp thuế vận dụng. Ngoài ra, hƣớng dẫn áp dụng pháp luật cho tình huống A trƣớc đó vẫn đƣợc sử dụng để giải quyết một tình huống B tƣơng tự sau đó. Mặc dù các văn bản hƣớng dẫn này không có tính bắt buộc nhƣng thông thƣờng các chủ thể sẽ thực hiện theo hƣớng dẫn này. Vấn đề đặt ra là các văn bản này có đƣợc coi là nguồn của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp hay không? Ngƣời viết cho rằng các văn bản này không nên đƣợc coi là nguồn luật chính thức có tính bắt buộc mà là nguồn luật bổ sung có tính thuyết phục. Nghĩa là các chủ thể không bắt buộc phải tuân theo nhƣng nên tham khảo và nếu thấy hợp lý thì tuân theo. Thông thƣờng thì họ sẽ tuân theo bởi vì các văn bản này thể hiện quan điểm chính thức của cơ quan quản lý hành chính cao nhất về thuế.

Bên cạnh đó, tranh chấp về thuế đƣợc giải quyết tại tòa án. Khi giải quyết tranh chấp, tòa án ban hành các bản án, quyết định. Để bảo đảm tính thống nhất trong xét xử thì các quyết định giám đốc thẩm của tòa án tối cao sẽ đƣợc chọn lọc công bố thành án lệ để các tòa án cấp dƣới áp dụng theo cho các vụ tƣơng tự về sau. Vì vậy, ngoài văn bản quy phạm pháp luật, án lệ cũng là nguồn của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong mối quan hệ giữa án lệ với Hiến pháp, luật thuế thu nhập doanh nghiệp và văn bản hƣớng dẫn thi hành do Chính phủ ban hành thì án lệ không đƣợc trái với những văn bản này. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp có sự mâu thuẫn giữa án lệ và văn bản hƣớng dẫn thi hành do Bộ chuyên ngành ban hành thì tòa án sẽ áp dụng án lệ.

Bên cạnh nguồn luật quốc nội thì pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp còn bao gồm các điều ƣớc quốc tế về thuế, nhƣ các hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Ngoài ra, APA cũng đƣợc coi là một nguồn chứa đựng các quyền và

nghĩa vụ về thuế cần đƣợc xem xét khi giải quyết các vấn đề về thuế của một đối tƣợng nộp thuế cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp qua thực tiễn tại tập đoàn dầu khí việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)