1.4. Những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật thuế thu nhập
1.4.1. Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật thuế thu nhập
doanh nghiệp
1.4.1. Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp doanh nghiệp
Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc ban hành ra để thực hiện quyền thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhà nƣớc và nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế. Nhƣ vậy, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp cần đƣợc đƣa vào cuộc sống thông qua các hành vi cụ thể của các chủ thể quan hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Ví dụ, chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế thực hiện hành vi kê khai, tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Cơ quan quản lý thuế tiến hành kiểm tra thuế, thanh tra thuế và truy thu thuế. Những hành vi thực hiện theo những quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp của các chủ thể nêu trên đƣợc coi là thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Một cách khái quát, thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp là một quá trình hoạt động có mục đích nhằm đƣa những quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp vào thực tiễn, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể quan hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Căn cứ vào tính chất của thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã phân chia thực hiện pháp luật thành các hình thức: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Tƣơng tự, thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp cũng bao gồm các hình thức vừa nêu trên.
Tuân thủ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp: là việc chủ thể quan hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp không làm những gì mà pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp cấm. Ví dụ, ngƣời nộp thuế không thực hiện hành vi khai khống chi phí nhằm trốn thuế.
Thi hành pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Các chủ thể quan hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện quyền chủ thể của mình. Ví dụ, chủ thể thực hiện nghĩa vụ thuế kê khai các chi phí đƣợc khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế.
Sử dụng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Các chủ thể quan hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện quyền chủ thể của mình. Ví dụ, chủ thể thực hiện nghĩa vụ thuế kê khai các chi phí đƣợc khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế
Áp dụng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp là hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khác (ví dụ tòa án) hoặc ngƣời có thẩm quyền tổ chức cho chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý thuế tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhƣ vậy áp dụng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp luôn luôn có sự tham gia của cơ quản lý thuế, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khác hoặc ngƣời có thẩm quyền và phải tuân theo những trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định. Áp dụng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có những đặc điểm của áp dụng pháp luật nói chung, đó là: tính quyền lực nhà nƣớc, tính chuẩn mực về thể thức và thủ tục, tính cá biệt và tính sáng tạo. Hình thức thể hiện của hoạt động áp dụng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp thƣờng đƣợc thể hiện ở văn bản áp dụng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣ, quyết định truy thu thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, bản án, quyết định của tòa án xét xử tranh chấp về thuế.
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
nghiệp bao gồm: (1) Yếu tố lập pháp; (2) Yếu tố chính trị; (3) Yếu tố kinh tế; (4) Yếu tố xã hội; và (5) Yếu tố con ngƣời.
Yếu tố lập pháp: Để pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc thực hiện nghiêm trên thực tế thì trƣớc hết pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp phải hoàn thiện hệ thống. Vì nếu pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc xây dựng một cách đầy đủ, chi tiết, cụ thể, chính xác và dễ hiểu thì việc thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ thuận lợi, không có nhiều vƣớng mắc, tranh chấp. Các chủ thể có thể dự đoán một cách chính xác quyền và nghĩa vụ của mình để cứ thế mà thực hiện.
Yếu tố chính trị: Yếu tố chính trị thể hiện ở đặc điểm hệ thống chính trị, quan điểm chính trị của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực thi hành. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một khoản thu ngân sách nhà nƣớc quan trọng. Trong khi đó, ngân sách nhà nƣớc ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chính trị của nhà nƣớc. Vì lẽ đó, nhà nƣớc thƣờng kiểm soát rất chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các chủ thể kinh doanh. Ở nhiều quốc gia Châu Âu lục địa, hành vi tránh thuế là hành vi “lợi dụng pháp luật hoặc lợi dụng quyền. Tuy nhiên, chỉ có các hành vi có mục đích duy nhất là giảm nghĩa vụ thuế hoặc hƣởng lợi về thuế mà không có mục đích kinh doanh và hậu quả của hành vi là trái với mục đích của pháp luật mới bị coi là hành vi tránh thuế không chính đáng và phải bị xử lý” [13, tr.52]. Nhƣ vậy ở các quốc gia này, hành vi lách luật, lợi dụng khoảng trống của pháp luật thuế để trục lợi thuế có thể bị xử lý. Các nƣớc thuộc hệ thống thông luật cũng coi tránh thuế là hành vi vi phạm tinh thần của pháp luật và không thể đƣợc chấp nhận [13, tr.53]. Nhƣ vậy, yếu tố chính trị đòi hỏi các chủ thể phải thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về thuế, không đƣợc lợi dụng pháp luật thuế để trục lợi không chính đáng. Đây là một điểm rất đặc thù trong việc thực hiện pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng.
Nếu hệ thống cơ quan thuế cồng kềnh, thủ tục hành chính thiếu minh bạch, cán bộ, công chức quan liêu, hạch dịch thì hiện tƣợng vi phạm pháp luật thuế từ hai phía là cơ quan nhà nƣớc và đối tƣợng nộp thuế cũng sẽ trở nên phổ biến.
Yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế bao gồm đặc thù của nền kinh tế, chính sách phát triển kinh tế của quốc gia, điều kiện, hoàn cảnh kinh tế của quốc gia có ảnh hƣởng đến việc xây dựng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Các yếu tố này cũng lại tiếp tục tác động đến việc thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Ví dụ, khi nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Nhà nƣớc cần có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các biện pháp giãn nợ thuế, miễn, giảm thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Một nền kinh tế mà sử dụng tiền mặt là phƣơng tiện lƣu thông chủ yếu thì hành vi trốn thuế, gian lận thuế rất phổ biến và khó kiểm soát. Tuy nhiên, khi nền kinh tế tăng trƣởng, nhiều doanh nghiệp kinh doanh phát đạt, thì các doanh nghiệp sẽ có xu hƣớng thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhƣng điều này không có nghĩa rằng tất cả các doanh nghiệp sẽ thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ thuế. Sự phát triển của công nghệ, năng lực quản trị, nghiệp vụ tài chính – kế toán cũng sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp sẽ càng tinh vi hơn trong việc trốn thuế, gian lận thuế.
Yếu tố xã hội: Yếu tố xã hội bao gồm yếu tố lịch sử, văn hóa, truyền thống, dƣ luận xã hội. Đây là những yếu tố mang tính đặc thù của từng quốc gia, dân tộc và chịu ảnh hƣởng bởi truyền thống văn hóa, tƣ tƣởng. Nếu truyền thống của một dân tộc là luôn tuân thủ pháp luật, coi trọng tính tối cao của pháp luật thì các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sẽ không phổ biến. Ngƣợc lại, nếu một dân tộc có truyền thống không coi trọng pháp luật thì ý thức tuân thủ pháp luật thuế thu nhập của cả cộng đồng nói chung sẽ kém.
Yếu tố con người: Con ngƣời chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội. Vì vậy, hành vi thực hiện pháp luật của con ngƣời cũng chịu ảnh hƣởng của những yếu tố này. Bên cạnh đó ý thức pháp luật của con ngƣời còn phụ thuộc vào trình độ, khả năng nhận thức và kinh nghiệm của mỗi con ngƣời. Vì vậy, nếu các cán bộ quản lý thuế là những ngƣời có trình độ chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm và có đạo đức tốt thì việc thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ thuận lợi, nghiêm túc, hạn chế đƣợc tình trạng quan liêu, hách dịch trong thực hiện các thủ tục thuế cũng nhƣ hạn chế đƣợc hiện tƣợng trốn thuế, gian lận thuế. Ngƣợc lại, các chủ thể kinh doanh nếu có ý thức tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng, luôn có hành vi ứng xử văn minh phù hợp với chuẩn mực đạo đức thì họ cũng có ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, vai trò của những cán bộ làm công tác kế toán và kê khai thuế tại doanh nghiệp cũng góp phần vào việc thực hiện tốt pháp luật thuế tại doanh nghiệp. Cán bộ làm công tác thuế tại doanh nghiệp có trình độ càng cao, hệ thống công nghệ thông tin quản lý việc kê khai và đóng thuế thu nhập doanh nghiệp càng hoàn chỉnh và hiện đại thì việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp càng tốt.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của chủ thể có thu nhập chịu thuế. Trong cáchoạt động kinh doanh thì hoạt động dầu khí có nhiều đặc thù. Chính vì vậy mà chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động dầu khí có những đặc thù. Những nét đặc thù này đƣợc phản ánh trong pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua thuế suất. Một số quốc gia lựa chọn phƣơng án áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập đối với thu nhập từ hoạt động dầu khí cao hơn rất nhiều so với thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác. Tuy nhiên, nhiều quốc gia lựa chọn áp dụng thêm các nghĩa vụ tài chính khác trên thu nhập từ hoạt động dầu khí và áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông trên thu nhập phát sinh từ hoạt động dầu khí.
Ngày nay, nhu cầu năng lƣợng ngày càng lớn đối lập với đòi hỏi phải bảo vệ môi trƣờng. Do đó, các quốc gia đang tập trung phát triển nguồn năng lƣợng sạch, thân thiện với môi trƣờng. Để phát triển đƣợc nguồn năng lƣợng sạch, nhà nƣớc cần khuyến khích các chủ thể kinh doanh nghiên cứu, phát triển các nguồn năng lƣợng sạch thông qua các chính sách ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hợp lý.
Các chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc triển khai thông qua hoạt động thể chế hóa các chính sách này thành pháp luật. Nhƣ vậy, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Về mặt cấu trúc hình thức, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp có nguồn bao gồm Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành, án lệ, tập quán, học thuyết pháp lý và lẽ công bằng. Về mặt nội dung, pháp luật thuế thu nhập
nghiệp; (2) Căn cứ và phƣơng pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp; (3) Chế độ ƣu đãi, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; (4) Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp; (5) Sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; (6) Xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp; và (7) Khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nếu mới chỉ dừng ở hoạt động xây dựng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp chƣa thể đi vào cuộc sống. Do đó, thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp là bƣớc quan trọng để thực hiện quyền thu thuế của nhà nƣớc và nghĩa vụ nộp thuế của chủ thể nộp thuế. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm: (1) Yếu tố chính trị; (2) Yếu tố kinh tế; (3) Yếu tố xã hội; (4) Yếu tố con ngƣời; và (5) Yếu tố lập pháp.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP QUA THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
2.1. Khái quát về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Oil and Gas Group, tên gọi tắt: Petrovietnam, viết tắt: PVN) là công ty mẹ trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đƣợc thành lập theo Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Lịch sử phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mở đầu bằng việc ngày 27/11/1961, trên cơ sở nhận định về triển vọng dầu khí ở miền Bắc Việt Nam và căn cứ Nghị định 159-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 09/7/1961, để triển khai công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí, Tổng cục Địa chất đã ra quyết định số 271 ĐC ngày 27/11/1961 thành lập Đoàn Thăm dò dầu lửa với số hiệu là Đoàn 36 dầu lửa (thƣờng gọi là Đoàn 36) trực thuộc Tổng cục Địa chất. Đoàn 36 có nhiệm vụ tiến hành tìm kiếm thăm dò dầu hỏa và khí đốt trên phạm vi nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là dấu mốc lịch sử mở đầu một thời kỳ hoạt động dầu khí có tổ chức ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau này ngày 27 tháng 11 đã đƣợc nhà nƣớc công nhận là Ngày Truyền thống Dầu khí Việt Nam).
Ngày 3-9-1975, Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam (Tổng cục Dầu khí Việt Nam) đƣợc thành lập theo Quyết định số 170/CP của Hội đồng chính phủ. Khi đó, Tổng cục Dầu khí Việt Nam là cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, đƣợc tổ chức, hoạt động nhƣ một cơ quan ngang bộ và là một cơ quan quản lý nhà nƣớc với nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nƣớc về toàn bộ
tài nguyên dầu mỏ và khí đốt trong cả nƣớc, kể cả trên đất liền và ngoài biển; tổ chức việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu mỏ trong và ngoài nƣớc... . Ngày 03 tháng 9 đƣợc công nhận là Ngày Thành lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Ngày 6-7-1990, Tổng công ty Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất các tổ chức làm công tác dầu khí thuộc Tổng cục Dầu khí cũ, là tổ chức sản xuất kinh doanh có tƣ cách pháp nhân, hạch toán kinh tế, đƣợc sử dụng con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại ngân hàng, có trách nhiệm nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, xuất nhập khẩu, tổ chức tiêu thụ trên thị trƣờng nội địa các sản phẩm dầu mỏ và khí đốt.
Ngày 29-5-1995, Thành lập Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đƣợc thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Tổng công ty Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam, và là Tổng công ty Nhà nƣớc do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập; có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển, làm dịch vụ về dầu khí; xuất nhập khẩu vật tƣ, thiết bị dầu khí, dầu thô, các sản phẩm dầu khí; lƣu thông các sản phẩm dầu khí... Tổng công ty đƣợc tiến hành các hoạt động dầu