3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thuế
3.3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định chung của
nhập doanh nghiệp
Để đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra nhƣ phần trên đã nêu, pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp cần đƣợc hoàn thiện ở các nội dung cụ thể dƣới đây:
3.3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định chung của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
Một là, Hoàn thiện một số quy định của pháp luật về căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Về vấn đề này, tác giả đƣa ra một số đề xuất nhƣ sau:
Thứ nhất, hợp lý hóa việc khống chế một số khoản chi phí hợp lý. Hiện nay, các quy định hiện hành thƣờng khống chế tỷ lệ chi phí theo những tiêu chí không liên quan đến doanh thu, thu nhập của doanh nghiệp. Ví dụ,
Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho ngƣời lao động nhƣ: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình ngƣời lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình ngƣời lao động bị ảnh hƣởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thƣởng con của ngƣời lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho ngƣời lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho ngƣời lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho ngƣời lao động hƣớng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hƣu trí tự nguyện cho ngƣời lao động hƣớng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lƣơng bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
Tác giả cho rằng, các khoản chi mà doanh nghiệp bỏ ra đều có mục đích kinh doanh mà kết quả là doanh thu đạt đƣợc. Vì vậy sẽ là hợp lý hơn nếu khống chế tỷ lệ chi trên cơ sở doanh thu. Nhƣ chƣơng 2 đã phân tích, Trung Quốc cũng khống chế tỷ lệ chi trên cơ sở doanh thu trong năm tài chính của doanh nghiệp. Về mặt lâu dài, nên bãi bỏ cơ chế khống chế các khoản chi phí. Vấn đề đặt ra nếu bãi bỏ cơ chế khống chế chi phí thì làm thế nào để ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp tránh thuế. Để giải quyết đƣợc vấn đề này, tác giả đề xuất: (1) tăng cƣờng các biện pháp chế tài, đặc biệt chế tài xử phạt hành chính và chế tài hình sự đối với hành vi vi phạm về thuế; (2) Buộc thanh toán qua ngân hàng.
Thứ hai, mặc dù không liên quan đến PVN, nhƣng qua nghiên cứu thực tiễn, tác giả nhận thấy các doanh nghiệp liên kết thƣờng lợi dụng pháp luật Việt Nam chƣa có quy định về vốn mỏng để cho nhau vay nhằm mục đích tránh thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nƣớc. Vốn mỏng là tình trạng vốn vay lớn hơn vốn chủ sở hữu. Việc vốn vay lớn hơn vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp sẽ đƣợc lợi về thuế. Đây là một nguyên tắc hợp lý nhƣng cũng tạo kẽ hở để các doanh
nghiệp lợi dụng. Các doanh nghiệp liên kết sẽ cho nhau vay nhằm mục đích giảm số tiền thuế mà một hoặc một số doanh nghiệp trong tập đoàn phải trả. Để ngăn chặn tình trạng này, pháp luật của các nƣớc có hai cách tiếp cận. Cách tiếp cận thứ nhất là quy định một tỷ lệ tối đa giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Nếu vƣợt quá tỷ lệ cố định này thì phần vốn vay vƣợt mức quy định đƣợc đối xử nhƣ vốn góp dƣới góc độ thuế[13, tr. 35]. Điều này đƣợc hiểu là các chi phí vay bao gồm tiền lãi và các phụ phí trả cho khoản vay vƣợt quá tỷ lệ tối đa sẽ không đƣợc coi là chi phí đƣợc trừ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Cách thức thứ hai đƣợc áp dụng ở các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Úc và các nƣớc Châu Âu. Cách thức này gọi là nguyên tắc thị trƣờng (arm’s length approach). Theo nguyên tắc này, cơ quan thuế sẽ so sánh cấu trúc vốn của doanh nghiệp (tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu) với cấu trúc vốn của bên thứ ba dựa trên nhiều yếu tố để đánh giá xem cấu trúc vốn có phù hợp với nguyên tắc thị trƣờng hay không? Tức là liệu rằng doanh nghiệp có tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu có xuất phát từ nhu cầu kinh doanh hay không, các điều kiện vay có tƣơng tự nhƣ các điều kiện vay giữa các chủ thể độc lập hay không? Nếu tỷ lệ vốn vay của doanh nghiệp từ bên liên kết không phù hợp với nguyên tắc thị trƣờng thì chi phí vay sẽ không đƣợc trừ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong điều kiện của Việt Nam, việc tiếp cận theo nguyên tắc thị trƣờng là không dễ dàng. Vì vậy, tác giả đề xuất quy định tỷ lệ vốn vay từ doanh nghiệp liên kết trên vốn chủ sở hữu của ngƣời nộp thuế, trƣờng hợp không phải là tổ chức tín dụng thì tỷ lệ tối đa là 2:1, nếu doanh nghiệp là tổ chức tín dụng thì tỷ lệ tối đa là 4:1. Cần chú ý rằng dƣới góc độ thuế, pháp luật chỉ giới hạn tỷ lệ vốn vay từ doanh nghiệp liên kết trên vốn chủ sở hữu chứ không giới hạn tỷ lệ vốn vay từ các tổ chức tín không có mối quan hệ liên kết với doanh nghiệp.
Hai là, Hoàn thiện về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
hƣớng dẫn thi hành sẽ quy định về ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Các đạo luật chuyên ngành khác không quy định về ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Kiến nghị này nhằm mục đích bảo đảm tính thống nhất trong các quy định về ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tránh sự chồng chéo, mẫu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật gây khó khăn cho áp dụng pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. “Do vậy cần rà soát lại văn bản luật thuế TNDN hoặc những luật chuyên ngành liên quan để loại bỏ những nội dung trùng lắp này, đảm bảo sự thống nhất về mặt hình thức và logic hơn về mặt nội dung”[17, tr.47].
Thứ hai, nên dần thay thế ƣu đãi bằng thuế suất bằng biện pháp miễn giảm thuế trực tiếp trên doanh thu, ví dụ doanh nghiệp đƣợc trừ một khoản x% của doanh thu. Bởi vì việc ƣu đãi thuế bằng thuế suất tạo ra nhiều mặt bằng thuế suất gây khó khăn trong việc xác định khoản thuế phải nộp, cũng nhƣ khó khăn trong việc quản lý thuế. Việc có nhiều mặt bằng thuế suất buộc phải áp dụng cơ chế hạch toán riêng các khoản thu nhập chịu các mức thuế suất khác nhau. Điều 18.2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định:
Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đƣợc ƣu đãi thuế quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh không đƣợc ƣu đãi thuế; trƣờng hợp không hạch toán riêng đƣợc thì thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh đƣợc ƣu đãi thuế đƣợc xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh đƣợc ƣu đãi thuế trên tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Trên thực tế, quy định này gây rất nhiều khó khăn trong việc xác định số thuế phải nộp. Trong nhiều trƣờng hợp, cơ quan thuế vẫn áp đặt phƣơng pháp tính thuế mà không thực sự thuyết phúc. Vì vậy, bãi bỏ ƣu đãi bằng
thuế suất, áp dụng một mặt bằng thuế suất sẽ thuận lợi hơn trong việc xác định số thuế phải nộp.
Thứ ba, nên chú trọng ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khuyến khích R&D. Kinh nghiệm ở các nƣớc phát triển, cũng nhƣ Trung Quốc cho thấy R&D quyết định đến sự phát triển vững chắc của nền kinh tế. Việt Nam có phát triển thành công ngành nông nghiệp công nghệ cao, ngành công nghiệp phụ trợ để chuyển mình thành nền kinh tế công nghiệp hiện đại thân thiện với môi trƣờng hay không phục thuộc vào R&D. Vì vậy, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần thúc đẩy mạnh các chƣơng trình R&D hiệu quả. Học tập từ kinh nghiệm của Trung Quốc, tác giả đề xuất cần cho phép doanh nghiệp đƣợc khấu trừ 150% chi phí R&D. Đƣơng nhiên để đƣợc trừ doanh nghiệp phải chứng minh có hoạt động R&D và các chi phí phải có hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật chứng minh. Bên cạnh đó, để ngăn chặn các hành vi tạo lập các chƣơng trình R&D giả tạo nhằm gian lận thuế, cần tăng mạnh chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật thuế. Doanh nghiệp đã bị xử lý về hành vi tạo lập các chƣơng trình R&D giả tạo thì sẽ không đƣợc khấu trừ chi phí R&D trong thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định xử lý vi phạm thuế có hiệu lực. Pháp luật cũng cần xác định rõ chi phí R&D đƣợc trừ nhƣ sau:
(1) chi phí thiết kế sản phẩm mới, chi phí thiết lập quy trình kỹ thuật, công nghệ, bí quyết sản xuất mới và chi phí cho sách và tài liệu kỹ thuật và các tài liệu dịch liên quan trực tiếp đến hoạt động nghiên cứu và phát triển;
(2) Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu và năng lƣợng sử dụng trong hoạt động nghiên cứu và phát triển;
(3) Lƣơng, thƣởng, phụ cấp cho ngƣời tham gia trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu và phát triển. Nếu ngƣời lao động của doanh nghiệp đang hƣởng lƣơng, thƣởng, phụ cấp theo hợp đồng lao động với doanh nghiệp và đƣợc
này đƣợc tính vào chi phí R&D nhƣng không đƣợc tiếp tục tính vào tổng chi phí tiền lƣơng của doanh nghiệp đƣợc trừ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
(4) Chi phí khấu hao, tiền thuê thiết bị và cơ sở vật chất sử dụng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển:
(5) Chi phí phân bổ dần cho các tài sản vô hình, nhƣ phần mềm, sáng chế, công nghệ không cấp bằng sáng chế đƣợc sử dụng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.
(6) Chi phí phát triển và lắp ráp các công cụ phụ trợ và thiết bị sử dụng cho thí nghiệm;
(7) Chi phí thẩm định, đánh giá kết quả của chƣơng trình R&D.
Thứ tư, kết quả của R&D là các phát minh, sáng chế, công nghệ, giải pháp hữu ích. Để các kết quả này đƣợc ứng dụng vào cuộc sống cần phải có thị trƣờng công nghệ. Trên thị trƣờng công nghệ, các công nghệ đƣợc thƣơng mại hóa thông qua các giao dịch chuyển giao, chuyển nhƣợng công nghệ. Trong những năm vừa qua, thị trƣờng công nghệ của Việt Nam chƣa thực sự sôi động. Một phần là do mặt hàng (công nghệ) chƣa đa dạng, một phần là do các chính sách còn chƣa thực sự ƣu đãi. Để khuyến khích chuyển nhƣợng, chuyển giao công nghệ, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp cần có chính sách giảm thuế cho thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo hƣớng một phần thu nhập từ chuyển giao, chuyển nhƣợng công nghệ không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.