3.1.1. Hội nhập kinh tế và yêu cầu hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Sự hội nhập kinh tế của Việt Nam không chỉ dừng ở số lƣợng các hiệp định tự do thƣơng mại mà Việt Nam ký kết, tham gia và thực hiện, mà còn ở số lƣợng ngày càng lớn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ, kinh doanh ở Việt Nam, và số lƣợng ngày càng tăng các cá nhân, tổ chức Việt Nam đầu tƣ, kinh doanh ở nƣớc ngoài. Ở khía cạnh thứ nhất, việc Việt Nam tham gia các hiệp định tự do thƣơng mại sẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức cho Việt Nam. Về mặt thuận lợi, thị trƣờng đƣợc rộng mở cho các doanh nghiệp Việt Nam, mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ đa dạng, phong phú cho ngƣời tiêu dùng, ngƣời lao động có nhiều cơ hội việc làm hơn. Tuy nhiên, thách thức là không nhỏ. Đối với Nhà nƣớc, các chính sách, pháp luật trong đó có pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải đƣợc hoàn thiện để phù hợp với các cam kết quốc tế. Thách thức nữa đối với Nhà nƣớc là làm sao để có thể thu hút đƣợc nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để phát triển kinh tế nhƣng vẫn phải bảo đảm bảo tồn đƣợc môi trƣờng, sinh thái. Thách thức đối với doanh nghiệp là sự cạnh tranh ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Sự hội nhập đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi chiến lƣợc cạnh tranh. Sự cạnh tranh dựa trên giá nhân công rẻ đã không còn phù hợp. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú trọng phát triển công nghệ, kỹ thuật để nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì vậy, chính sách thuế trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp cần đƣợc hoàn thiện nhằm đạt đƣợc
mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
3.1.2. Phát triển kinh tế và yêu cầu hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp nhập doanh nghiệp
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đề ra chiến lƣợc:
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nghiên cứu và triển khai (R&D), nhập khẩu công nghệ mới; thực hiện phƣơng thức quản lý, quản trị hiện đại; phát huy tiềm năng con ngƣời và khuyến khích tinh thần sản xuất kinh doanh của mọi ngƣời để chủ động khai thác triệt để lợi thế cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, tăng nhanh giá trị quốc gia và tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu[3, tr.31].
Về công nghiệp, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trƣơng xây dựng nền công nghiệp và thƣơng hiệu công nghiệp quốc gia với tầm nhìn trung, dài hạn, có lộ trình cho từng giai đoạn phát triển. Trong Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng chỉ rõ:
Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp năng lƣợng, cơ khí, điện tử, hóa chất, công nghiệp xây dựng, xây lắp, công nghiệp quốc phòng, an ninh. Chú trọng phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn; năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo và sản xuất vật liệu mới; từng bƣớc phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp môi trƣờng và công nghiệp văn hóa. Tiếp tục phát triển hợp lý một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động[3, tr.33-34].
Về nông nghiệp, Đảng chủ trƣơng xây dựng nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu.
Có thể thấy, Đảng đã xác định rõ vai trò quyết định của khoa học công nghệ cho sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, xuyên suốt trong các chiến lƣợc mà Đảng đề ra đều chú trọng đến phát triển khoa học, công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng để phát triển công nghiệp và nông nghiệp là hai nền tảng của nền kinh tế.
Để có thể đạt đƣợc những mục tiêu và chiến lƣợc trên, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp cần đƣợc tiếp tục sửa đổi theo hƣớng khuyến khích phát triển khoa học, công nghệ, phát triển năng lƣợng sạch và bảo vệ môi trƣờng.
3.1.3. Nền kinh tế xanh và yêu cầu hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp nhập doanh nghiệp
Hậu quả của nền kinh tế công nghiệp (kinh tế nâu) dẫn đến suy thoái môi trƣờng, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu làm ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng sống của con ngƣời. Vì vậy, các nƣớc phát triển đang chuyển từ nền kính tế nâu sang nền kinh tế xanh với nỗ lực chống biến đổi khí hậu với nỗ lực cải thiện chất lƣợng sống của con ngƣời nhƣng cùng đồng thời bảo vệ môi trƣờng, sinh thái. Nền kinh tế xanh là nền kinh tế thân thiện với môi trƣờng, tiết kiệm năng lƣợng, sử dụng năng lƣợng sạch, nặng có khả năng tái tạo. Nhƣ vậy có thể thấy nền kinh tế xanh có những đặc điểm sau:
- Nền kinh tế xanh là nền kinh tế phát triển bền vững dựa trên nguyên lý bảo tồn và cân bằng sinh thái.
- Lợi nhuận và giá trị đạt đƣợc hƣớng tới cộng đồng con ngƣời. - Nền kinh tế xanh là nền kinh tế thân thiện với môi trƣờng.
trƣởng xanh. Chính vì thông qua các Quyết định số 2139/2011/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu, Quyết định 432/2012/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt quốc gia về phát triển bền vững thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn 2050, Quyết định 1393/2012/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 về phê duyệt chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn 2050 và Quyết định số 339/2013/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 về phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020.
Để chiến lƣợc tăng trƣởng xanh của Việt Nam đi vào thực tế, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Pháp luật thuế cần khuyến khích các hoạt động kinh tế thân thiện với môi trƣờng. Vì vậy, thay vì có những chính sách ƣu đãi dàn trải, chính sách ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cần có tính tập trung hơn, cần chú trọng khuyến khích phát triển công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trƣờng và phát triển năng lƣợng có khả năng tái tạo, năng lƣợng sạch.
3.1.4. Khắc phục những bất cập của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam nghiệp hiện hành của Việt Nam
Nhƣ trong chƣơng 2, tác giả đã chỉ ra một số bất cập của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Những bất cập đó gây khó khăn cho chính cơ quan thuế trong công tác quản lý và giám sát việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Những bất cập cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thi hành pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, hiệu quả áp dụng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp bị suy giảm. Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp cần tiếp tục đƣợc hoàn thiện.