Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp qua thực tiễn tại tập đoàn dầu khí việt nam (Trang 55 - 58)

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp

2.2.1. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm

kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí

Dầu khí là nguồn tài nguyên thuộc sở hữu của toàn dân. Tuy nhiên, việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí (gọi chung là hoạt động dầu khí) đƣợc trao cho một số cá nhân, tổ chức nhất định. Ví dụ, ở Việt Nam, hoạt động dầu khí đƣợc giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có quyền ký kết các hợp đồng dầu khí với các nhà thầu trong và ngoài nƣớc để tiến hành hoạt động dầu khí. Nhƣ vậy, cá nhân, tổ chức tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí không phải là chủ sở hữu dầu khí. Vậy lợi ích tài chính có đƣợc từ hoạt động dầu khí cần đƣợc phân chia nhƣ thế nào nhằm bảo đảm quyền lợi của chủ sở hữu và ngƣời thực hiện hoạt động dầu khí. Nhà nƣớc ban hành nhiều chính sách về vấn đề này, trong đó có chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến hoạt động dầu khí cần phải bảo đảm sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích của quốc gia với lợi ích của ngƣời hoạt động dầu khí. Nếu gánh nặng thuế quá lớn thì ngân sách Nhà nƣớc sẽ tăng lên nhƣng các nhà đầu tƣ sẽ không mặn mà với hoạt động dầu khí. Bởi vì nhà đầu tƣ sẽ tính toán để lợi nhuận ròng sau cùng mà nhà đầu tƣ có đƣợc từ hoạt động dầu khí là bao nhiêu trong so sánh với hoạt động đầu tƣ khác. Nếu nhƣ lợi nhuận đạt đƣợc từ hoạt động dầu khí nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn không đáng kể so với các hoạt động đầu tƣ khác, nhà đầu tƣ sẽ có xu hƣớng lựa chọn hoạt động đầu tƣ khác có độ rủi ro thấp hơn. Ngƣợc lại, nếu mức thuế quá thấp, lợi ích của quốc gia không đƣợc bảo đảm. Bởi vì dầu khí là tài sản tiêu hao mà không có khả năng tái tạo. Nếu Nhà nƣớc thu thuế quá thấp dẫn đến nguồn thu ngân sách từ dầu khí có thể sẽ không đủ để bù đắp những thiệt hại mà thế hệ hiện tại hoặc thế hệ sau của

quốc gia phải gánh chịu do sự tiêu hao và cạn kiệt của nguồn tài nguyên. “Hơn nữa, việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên sẽ làm giảm dự trữ cho các thế hệ tƣơng lai. Vì vậy để bảo đảm sự cân bằng lợi ích giữa các thế hệ, hệ thống thuế không nên khuyến khích việc khai thác tài nguyên quá nhanh khi giá thấp. Mức thuế suất cao bảo đảm rằng thế hệ sau vẫn đƣợc hƣởng lợi ích từ nguồn tài nguyên hoặc đƣợc đền bù tƣơng xứng cho những nguồn tài nguyên đã bị khai thác cạn kiệt” [22, tr.112]. Vì vậy, mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp cần cao hợp lý so với mức thuế suất áp dụng cho lĩnh vực kinh doanh khác. Hoặc nếu nhƣ áp dụng mức thuế suất phổ thông đối với hoạt động dầu khí thì cần thu các khoản tài chính bổ sung khác nhƣ phí khai thác, thuế tài nguyên,…

Nặng lƣợng rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày và sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia. Hàng ngày, các phƣơng tiện vận tải nhƣ máy bay, tàu thủy, ô tô, xe máy,… cần sử dụng xăng, dầu để vận hành. Ngoài ra, tất cả các ngành, lĩnh vực đều có nhu cầu sử dụng năng lƣợng. Ví dụ, theo thông tin cung cấp từ báo chí thì nhu cầu sử dụng năng lƣợng của Việt Nam cho phát triển kinh tế nhƣ sau:

Đối với dự báo về nhu cầu sử dụng năng lƣợng, nghiên cứu cũng đã chỉ ra đối với kịch bản cơ sở, giai đoạn 2010 - 2030 điện năng và tổng sản phẩm dầu chiếm tỷ trọng lớn trong suốt cả giai đoạn. Tỷ lệ tiêu thụ điện năng tăng từ 15,2% (năm 2010) lên 32,1% (năm 2030); tiêu thụ than giảm nhẹ từ 20,1% xuống còn 18,2%; sử dụng khí đốt tăng từ 1% lên 1,6%; sản phẩm dầu tăng từ 33,7% lên 40,6%... Vì vậy, so sánh tƣơng quan giữa tăng trƣởng kinh tế GDP và tổng nhu cầu năng lƣợng, từ năm 2025 đến năm 2030 khả năng thiếu năng lƣợng cho nhu cầu tăng trƣởng kinh tế là không tránh khỏi [23].

Nếu không có nguồn năng lƣợng bổ sung các nguồn năng lƣợng truyền thống, quốc gia sở tại sẽ phải gia tăng nhập khẩu năng lƣợng. Hậu

quả là quốc gia sở tại sẽ lệ thuộc một phần vào nguồn năng lƣợng do nƣớc ngoài cung cấp. Nhƣ vậy, nếu các quốc gia cung cấp năng lƣợng cho quốc gia sở tại mà bất ổn sẽ ảnh hƣởng đến giá cả, sản lƣợng năng lƣợng xuất khẩu và những yếu tố này có nguy cơ gây bất ổn cho nền kinh tế. Điều này đòi hỏi quốc gia sở tại phải theo đuổi một chiến lƣợc phát triển năng lƣợng bền vững nhằm bảo đảm nguyên tắc phát triển những nguồn năng lƣợng có ƣu thế cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu, nhập khẩu nguồn năng lƣợng không có ƣu thế, nhƣng cần tăng xuất giảm nhập. Bên cạnh đó, quốc gia sở tại cần có chiến lƣợc phát triển nguồn năng lƣợng thay thế cho nguồn năng lƣợng truyền thống.

Dầu khí là nguồn năng lƣợng truyền thống có vai trò lớn đối với sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc sử dụng dầu khí dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng và biến đổi khí hậu. “Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch gây ra ô nhiễm không khí (khí sulfur dioxides, nitrogen oxides, particulates) và hiệu ứng nhà kính” [20, tr.147]. Về mặt lâu dài, dầu khí tự nhiên có thể gây ra hiệu ứng nhà kính và thải ra khí độc methane [21, tr.1207]. Ngoài việc gây ô nhiễm không khí, việc khai thác và sử dụng dầu khí còn có thể gây ra ô nhiễm nguồn nƣớc thông qua các sự cố tràn dầu, dầu rò rỉ từ các phƣơng tiện sử dụng xăng, dầu. Hiện nay, Hoa Kỳ đã thăm dò và khai thác đƣợc dầu đá phiến (shale gas). Mặc dù, dầu đá phiến sạch hơn so với dầu nhƣng vẫn gây ra ô nhiễm môi trƣờng. Dầu đá phiến gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và ảnh hƣởng đến cộng đồng thông qua hoạt động khai thác. Các nhà khoa học đã mô tả hoạt động khai thác dầu đá phiến gây ra ô nhiễm môi trƣờng nƣớc nhƣ sau:

Trƣớc hết, để khoan dầu cần một lƣợng lớn nƣớc bề mặt và nƣớc ngầm. Thứ hai, trong quá trình khoan dầu, nhiều hóa chất đƣợc trộn lẫn vào nƣớc và hiện tƣợng lƣu chuyển nƣớc bề mặt dẫn

đến nguồn nƣớc sạch bị ảnh hƣởng. Thứ ba, việc khoan mỏ cũng ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc sạch. Thứ tƣ, nƣớc thải phải đƣợc vận chuyển, lƣu trữ và lƣu chuyển trong bất kỳ quy trình nào cũng dẫn đến gây ảnh hƣởng cho sức khỏe. Và cuối cùng, nƣớc thải cần phải đƣợc xử lý và việc xử lý cũng gây ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc sạch [21, tr.1208].

Hơn nữa, dầu khí là nguồn năng lƣợng giới hạn và không có khả năng tái tạo. Việc khai thác dầu khí tràn lan, thiếu khoa học có nguy cơ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trƣờng. Có thể thấy rằng khai thác và sử dụng nguồn dầu khí tự nhiên gây rủi ro lớn cho môi trƣờng. Vì vậy cần có cơ chế kiểm soát việc khai thác và sử dụng dầu khí tự nhiên một cách khoa học vừa nhằm đáp ứng nhu cầu năng lƣợng cho phát triển kinh tế, vừa bảo vệ đƣợc môi trƣờng và dự trữ đƣợc nguồn tài nguyên cho thế hệ sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp qua thực tiễn tại tập đoàn dầu khí việt nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)