nhập doanh nghiệp tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ngƣời viết đƣa ra một số kiến nghị sau:
Một là, tăng cường hơn nữa công tác, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Bởi vì pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp thƣờng xuyên thay đổi, gây bất ngờ cho ngƣời nộp thuế nhƣ PVN. Vì vậy, không tránh khỏi những hành vi vi phạm pháp luật thuế, tính sai thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp gây ra những bất đồng không đáng có giữa cơ
quan thuế và ngƣời nộp thuế. Để bảo đảm cho ngƣời nộp thuế thực hiện đúng quy định pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, cần duy trì và đẩy mạnh công tác giáo dục, phổ biến pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các chủ thể nộp thuế. Phƣơng thức giáo dục, phổ biến pháp luật bao gồm các chƣơng trình tuyên truyền, các buổi hội thảo phổ biến chính sách, pháp luật thuế mới, thƣờng xuyên cung cấp văn bản quy phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hƣớng dẫn áp dụng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp qua hệ thống email, internet cho chủ thể nộp thuế. Một phƣơng thức hiệu quả để phổ biến, giáo dục pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp là mời rộng rãi cộng đồng doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến, phản biện, cung cấp sáng kiến về hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hai là, nâng cao năng lực của cán bộ thuế: Để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh, yếu tố con ngƣời vẫn là quan trọng nhất. Vì vậy, đội ngũ công chức thuế cần phải là những ngƣời cần kiệm, liêm chính, có năng lực, có trách nhiệm. Trƣớc hết, cần có tiêu chuẩn cụ thể về công chức thuế về tƣ cách đạo đức, về năng lực, trình độ. Bên cạnh đó, cần có bộ quy tắc nghề nghiệp của công chức thuế. Bộ quy tắc chứa đựng các chuẩn mực về tính trung thực, và lòng trung thành. Sự trung thực và lòng trung thành của cán bộ thuế là đối với nhà nƣớc. Vì vậy, hành vi móc ngoặc với chủ thể nộp thuế để gian lận thuế, trốn thuế, tránh thuế cần coi là hành vi vi phạm nghĩa vụ trung thành và phải bồi thƣờng thiệt hại cho nhà nƣớc. Bên cạnh đó, cán bộ thuế sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu hành vi vi phạm cấu thành tội phạm. Ngoài ra, cán bộ thuế không đƣợc sách nhiễu, gây khó khăn bất hợp lý cho ngƣời nộp thuế. Cơ quan thuế và cán bộ thuế phải bảo đảm quy trình thực hiện thủ tục thuế không có bất kỳ sai sót này gây khó khăn, thiệt hại cho doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện thủ tục thuế, bất kỳ sự cố nào, ví dụ các sự cố về phần mềm đăng ký hồ sơ thuế dẫn đến doanh nghiệp không thể kê khai
đƣợc thuế, cần phải coi là lỗi của cơ quan thuế, cơ quan thuế phải phải khắc phục sự cố này bằng chi phí của mình và phải bồi thƣờng cho doanh nghiệp nếu nhƣ có thiệt hại cho doanh nghiệp [14, tr.4].
Ba là, nâng cao năng lực của ngƣời làm công tác kế toán thuế tại PVN: Về cơ bản, ngƣời làm công tác kế toán thuế tại PVN đều có trình độ đại học hoặc sau đại học. Chuyên môn, nghiệp vụ của ngƣời làm công tác kế toán thuế tại PVN đều rất tốt. Tuy nhiên, thuế thu nhập doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp. Vì vậy, ngƣời làm công tác kế toán thuế tại PVN phải thƣờng xuyên tự đào tạo, cập nhật pháp luật và chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, thƣờng xuyên trao đổi nghiệp vụ với các đồng nghiệp để học hỏi thêm các kinh nghiệm. Ngoài ra, PVN nên thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo về thuế thu nhập doanh nghiệp do các cán bộ thuế ở các cơ quan thuế làm diễn giảng.
Bốn là, cần tiếp tục đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin để việc thực hiện thủ tục hoàn toàn thông qua hệ thống internet nhằm giảm thời gian thực hiện thủ tục thuế cho doanh nghiệp. Trong những năm trƣớc đây, tuân thủ thủ tục thuế là một gánh nặng rất lớn của doanh nghiệp. Những năm gần đây tình hình đã cải thiện hơn. Tuy nhiên, so với các nƣớc trong khu vực thì ở Việt Nam, thời gian doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện thủ tục thuế vẫn còn rất cao. Vì vậy để đạt đƣợc mục tiêu giảm số giờ tuân thủ thủ tục thuế xuống còn 121,5 giờ/năm, cơ quan thuế cần tiếp tục đơn giản hóa mẫu hồ sơ thuế, internet hóa toàn bộ các thủ tục thuế. Để đạt đƣợc điều này hệ thống internet cần tiếp tục đƣợc nâng cao.
Năm là, cần xây dựng tòa án chuyên trách về thuế để xét xử các tranh chấp về thuế. Đội ngũ thẩm phán thuế cần phải là những ngƣời có kinh nghiệm về thuế nhƣ những ngƣời đã từng làm kiểm toán viên, chuyên gia tƣ vấn thuế, cán bộ, công chức thuế bên cạnh có bằng cử nhân luật. Nếu đƣợc nhƣ vậy, công tác xét xử tranh thuế sẽ hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế. Nhiều hiệp định thƣơng mại tự do đã đƣợc Việt Nam ký kết và tham gia. Bên cạnh đó, các hiệp định tránh đánh thuế hai lần cũng đƣợc Việt Nam tham gia với nhiều nƣớc. Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam không thể phát triển nếu thiếu nền tảng khoa học công nghệ. Vì vậy, để phát triển khoa học công nghệ, bên cạnh nhiều chính sách khác thì chính sách thuế là một trong những chính sách quan trọng. Chính sách thuế cũng giúp định hƣớng phát triển nền kinh tế xanh. Vì lẽ đó, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp với tƣ cách là sự thể chế hóa chính sách thuế thu doanh nghiệp cần phải đƣợc hoàn thiện để đạt đƣợc những mục tiêu trên.
Việc hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp cần bảo đảm những nguyên tắc sau: (1) Bảo đảm sự thống nhất trong toàn hệ thống pháp luật; (2) Bảo đảm sự ổn định của ngân sách nhà nƣớc; (3) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam; (4) Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trƣờng.
Trên cơ sở những nguyên tắc trên, ngƣời viết đƣa ra một số đề xuất cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, nên khống chế khoản chi có tính chất phúc lợi trên cơ sở doanh thu, về mặt lâu dài nên hƣớng tỏ bãi bỏ khống chế chi phí của doanh nghiệp.
Thứ hai, cần có quy định về vốn mỏng nhằm ngăn ngừa hiện tƣợng tránh thuế.
Thứ ba, dần thay thế ƣu đãi bằng thuế suất bằng biện pháp miễn giảm thuế trực tiếp trên doanh thu.
Thứ tư, chú trọng ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khuyến khích R&D, phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ.
Thứ sáu, cần có cơ chế thuế nhằm khuyến khích phát triển nguồn năng lƣợng sạch, năng lƣợng có khả năng tái tạo.
Ngoài ra để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ngƣời viết chú trọng đề xuất phƣơng hƣớng xây dựng và phát triển đội ngũ công chức thuế và đội ngũ hoạch định chính sách thuế. Những ngƣời này cần là những ngƣời có kinh nghiệm thực tiễn trong các doanh nghiệp để có thể xây dựng đƣợc chính sách thuế và quản lý hiệu quả việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các chủ thể.
KẾT LUẬN
Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp có nguồn bao gồm Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quản lý chuyên ngành ban hành và án lệ. Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền với chủ thể nộp thuế. Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp phản ánh nhiều chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc.
Về mặt cấu trúc hình thức, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp có nguồn bao gồm Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành, án lệ, tập quán, học thuyết pháp lý và lẽ công bằng. Về mặt nội dung, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm 1) chủ thể quan hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp; (2) Căn cứ và phƣơng pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp; (3) Chế độ ƣu đãi, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; (4) Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp; (5) Sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; (6) Xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp; và (7) Khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp đi vào cuộc sống thông qua các hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể có liên quan bao gồm cơ quan quản lý nhà nƣớc về thuế, tòa án và chủ thể nộp thuế. Hiệu quả áp dụng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, con ngƣời,…
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là một tổ chức kinh tế có nhiệm vụ kinh tế - chính trị quan trọng là bảo đảm an ninh năng lƣợng cho quốc gia. Một trong những nhiệm vụ rất lớn của PVN là đóng góp vào ngân sách quốc gia thông qua nhiều khoản nộp ngân sách nhà nƣớc trong đó có thuế
Thực tiễn thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại PVN cho thấy pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng tiến bộ, nhiều quy định của pháp luật thuế thu nhập đã bám sát thực tiễn hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Điển hình là mức thuế suất phổ thông 20%, bỏ khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại và khánh tiết, các thủ tục về thuế ngày càng đơn giản, gọn nhẹ, thời gian thực hiện thủ tục thuế ngày càng giảm đáng kể. Những điểm tiến bộ đó phản ánh sự nỗ lực không mệt mỏi của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý thuế. Điều này cho thấy các chính sách kinh tế trong đó có chính sách thuế của Nhà nƣớc đang ngày càng đúng đắn hơn, phù hợp với thực tiễn khách quan hơn và phù hợp với xu thế chung của thời đại.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ trên thì pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn có một số mặt tồn tại. Một là, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam chƣa ổn định. Hai là, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với hoạt động dầu khí quá cao. Ba là, chính sách ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn còn dàn trải, chƣa hợp lý. Bốn là, vẫn còn những điểm bất hợp lý trong quy định khống chế chi cho hoạt động có tính chất phúc lợi. Ngoài ra còn một số mặt tồn tại khác.
Để pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam thực sự là công cụ bảo đảm nguồn thu của ngân sách quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, khoa học – công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Việc hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp cần bảo đảm những nguyên tắc sau: (1) Bảo đảm sự thống nhất trong toàn hệ thống pháp luật; (2) Bảo đảm sự ổn định của ngân sách nhà nƣớc; (3) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam; (4) Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trƣờng.
Trên cơ sở những nguyên tắc trên, ngƣời viết đƣa ra một số đề xuất cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, nên khống chế khoản chi có tính chất phúc lợi trên cơ sở doanh thu, về mặt lâu dài nên hƣớng tỏ bãi bỏ khống chế chi phí của doanh nghiệp.
Thứ hai, cần có quy định về vốn mỏng nhằm ngăn ngừa hiện tƣợng tránh thuế.
Thứ ba, dần thay thế ƣu đãi bằng thuế suất bằng biện pháp miễn giảm thuế trực tiếp trên doanh thu.
Thứ tư, chú trọng ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khuyến khích R&D, phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ.
Thứ năm, nên áp dụng mức thuế suất phổ thông đối với hoạt động dầu khí.
Thứ sáu, cần có cơ chế thuế nhằm khuyến khích phát triển nguồn năng lƣợng sạch, năng lƣợng có khả năng tái tạo.
Song song với đó, đội ngũ cán bộ, công thức thuế, những nhà hoạch định chính sách thuế cần tiếp tục đƣợc kiện toàn theo hƣớng chuẩn hóa về tƣ cách đạo đức và năng lực chuyên môn. Điều này không chỉ giúp cho pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam ngày càng hợp lý mà còn bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiệu quả. Đồng thời đội ngũ, cán bộ công chức thuế, ngƣời làm kế toán thuế cần tiếp tục đƣợc kiện toàn và nâng cao năng lực.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh (2015), Công văn số 2631/CT-TTHT ngày 25/3/2015 của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh về chi phí được trừ.
2. Trần Văn Duy (2016), Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp ở nƣớc ta trƣớc yêu cầu hội nhập quốc tế, Hội thảo pháp luật về thuế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Viên nghiên cứu Lập pháp, Hà Nội, tháng 5/2016.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội.
4. Trần Văn Giao (2009), Giải đáp về quản lý tài chính công, Nxb Chính trị quốc gia.
5. Lê Thị Thu Huyền (2016), Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Vũ Thị Thùy Linh (2015), Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hải Dương, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Chu Thị Ngọc (2014), Xử lý vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Bùi Thị Thùy Ninh (2014), So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Phụng (2012), “Giảm thuế suất chung và điều chỉnh ƣu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 08 (240). 10. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (2013), Báo cáo tài chính tài chính hợp
nhất đã được kiểm toán năm 2013 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2013).
11. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (2014), Báo cáo tài chính tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2014 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014).
12. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (2015), Báo cáo tài chính tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2015 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015).
13. Lê Thị Thu Thủy & Đỗ Minh Tuấn (2013), “Vấn đề tránh thuế thu nhập doanh nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 08 (240).
14. Lê Thị Thu Thủy & Đỗ Minh Tuấn (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thuế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Kỷ yếu hội thảo “Pháp luật về thuế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Viện Nghiên cứu Lập pháp - Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Hà Nội. 15. Tổng Cục thuế (2016), Quyết định số 1500/QĐ-BTC của Tổng cục Thuế
ngày 30/6/2016 v/v công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực quản lý thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính.
16. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb Công an nhân dân.
17. Bành Quốc Tuấn (2013), “Hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 08 (240).
II. Tài liệu tiếng Anh
18. Bryan A. Garner (editor in chief) (2001), Black’s Law Dictionary, Second pocket edition, West Group – A Thompson Company.
19. Fuli Cao (2011), Corporate Income Tax Law and Practice in the