2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
2.2.2. Chủ thể nộp thuế
Điều 2.1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định:
Ngƣời nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm: a) Doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật nƣớc ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nƣớc ngoài) có cơ sở thƣờng trú hoặc không có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam; c) Tổ chức đƣợc thành lập theo Luật hợp tác xã; d) Đơn vị sự nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Điều 2.1(a) cũng quy định rõ chủ thể nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả các doanh nghiệp đƣợc thành lập theo:
… Luật dầu khí, Luật thƣơng mại và quy định tại các văn bản pháp luật khác dƣới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tƣ nhân; các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, công ty điều hành chung.
Theo Nghị định số 149/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thì “Tập đoàn Dầu khí Việt Nam” là công ty mẹ (doanh nghiệp cấp I) trong Tập đoàn (sau đây gọi tắt là PVN), chi phối các công ty con và định hƣớng hoạt động của các doanh nghiệp trong Tập đoàn theo quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật.” (Điều 1.1(a) Nghị định số 149/2013/NĐ-CP). Bên cạnh Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) còn có các công ty con, các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành chủ thể nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm PVN, các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn. Ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn bao gồm:
- Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí, hòa tan, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nƣớc;
- Kinh doanh dịch vụ khai thác dầu thô, khí, các sản phẩm dầu, khí và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu khí ở trong và ngoài nƣớc;
- Xuất nhập khẩu vật tƣ, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu;
- Kinh doanh phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa phẩm dầu, khí;
- Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình phƣơng tiện phục vụ dầu khí, dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Đầu tƣ, sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiên liệu sinh học; - Đầu tƣ, sản xuất kinh doanh điện và phân bón;
- Đầu tƣ khai thác than và các loại khoảng sản tại nƣớc ngoài, ký kết hợp đồng nhập khẩu, cung ứng than; hợp tác khai thác và kinh doanh than trong nƣớc, vận chuyển và tàng trữ than;
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu, tƣ vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hóa dầu;
- Đầu tƣ sản xuất và kinh doanh năng lƣợng tái tạo[10, tr.14]. Bên cạnh các ngành nghề kinh doanh chính, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các công ty con còn kinh doanh các lĩnh vực khác nhƣ hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản và một số lĩnh vực khác.
Ngoài ra PVN còn giao kết và thực hiện nhiều các hợp đồng hợp tác kinh doanh với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài để thực hiện các hoạt động dầu khí. Theo Điều 2.3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2013) thì:
Cơ sở thƣờng trú của doanh nghiệp nƣớc ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nƣớc ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xƣởng, phƣơng tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
c) Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tƣ vấn thông qua ngƣời làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
d) Đại lý cho doanh nghiệp nƣớc ngoài;
đ) Đại diện tại Việt Nam trong trƣờng hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nƣớc ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nƣớc ngoài nhƣng thƣờng xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Nhƣ vậy trong trƣờng hợp doanh nghiệp nƣớc ngoài tham gia hoạt động dầu khí thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh với PVN thì đƣợc coi là có cơ sở thƣờng trú ở Việt Nam. Vì vậy, trong trƣờng hợp này doanh nghiệp nƣớc ngoài cũng là chủ thể nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.
Ở Trung Quốc, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng tham gia các hoạt động dầu khí thông qua các hợp đồng hợp tác kinh doanh theo phƣơng thức chia sản phẩm hoặc lợi nhuận. “Các nhà thầu nƣớc ngoài tham gia các hoạt động khai thác dầu khí đƣợc coi là có cơ sở thƣờng trú ở Trung Quốc. Vì vậy, các nhà thầu nƣớc ngoài đƣợc coi là ngƣời không cƣ trú hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc và do đó chịu thuế thu nhập doanh nghiệp từ lợi nhuận đƣợc chia từ các hợp đồng phân chia sản phẩm” [19, tr.26].
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ nghiên cứu thực trạng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam thông qua thực tiễn tại công ty mẹ PVN, không nghiên cứu tại các công ty con, công ty liên kết và đơn vị sự nghiệp.