Kết thúc phiên đấu giá 1 Bán đấu giá thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bán đấu giá bất động sản 03 (Trang 65 - 67)

b) Hợp đồng mua bán bất động sản bán đấu giá

2.2.9. Kết thúc phiên đấu giá 1 Bán đấu giá thành

2.2.9.1. Bán đấu giá thành

Văn bản đấu giá BĐS không những là căn cứ xác nhận việc mua bán, mà còn đóng vai trò là căn cứ pháp lý để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với BĐS đấu giá theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu. Văn bản đấu giá được lập ngay tại cuộc BĐG, kể cả trường hợp BĐG không thành. Văn bản ghi rõ kết quả của cuộc BĐG, phải có chữ ký của đấu giá viên, đấu giá

60

viên chịu trách nhiệm về việc đấu giá BĐS và phải được cơ quan công chứng nơi có BĐS chứng nhận.

Văn bản đấu giá BĐS thông thường được lập thành 05 bản, người BĐG BĐS giữ một bàn, người mua giữ một bản, người có BĐS BĐG giữ một bản, cơ quan nơi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng BĐS giữ một bản, cơ quan thuế giữ một bản.

Căn cứ vào văn bản xác nhận kết quả BĐG. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng BĐS cho người mua được BĐS BĐG. Thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với BĐS đã BĐG được thực hiện theo quy định cùa pháp luật đối với loại BĐS đó. Những quy định này nhằm tăng tính chủ động cho người mua được BĐS đấu giá đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc cấp giấy về quyền sở hữu, quyền sử dụng cho người dân.

Người mua được BĐS là người chủ động trong việc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu. Người BĐG BĐS chỉ cung cấp các dịch vụ phục vụ cho việc chuyển quyền sở hữu theo mức giá thỏa thuận. Người mua BĐS có quyền chấp nhận hoặc từ chối.

Người mua BĐS có quyền sở hữu, sử dụng BĐS kể từ sau khi đăng ký trước bạ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, nếu gặp rủi ro gây thiệt hại về BĐS trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu, sử dụng thì người bán BDS phải chịu rủi ro. Nếu người bán BĐ là cơ quan thi hành án hoặc người nhận cầm cố, thế chấp thì chủ sở hữu chịu rủi ro.

Tổ chức BĐG tài sản không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của BĐS đã BĐG, trừ trường hợp không thông báo đầy đủ, chính xác cho người tham gia đấu giá BĐS những thông tin cần thiết có liên quan đến giá trị, chất lượng của BĐS đã bán đấu giá theo hợp đồng BĐG BĐS.

Sau khi BĐS đã được BĐG, việc thanh toán tiền giữa người BĐG và người chủ sở hữu, sử dụng BĐS BĐG được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền BĐG BĐS. Thời hạn, phương thức, địa điểm thanh toán tiền mua

61

BĐS đã BĐG do tổ chức BĐG tài sản và người mua được BĐS BĐG thỏa thuận trong hợp đồng mua bán BĐS BĐG, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thời hạn, địa điểm giao BĐS đã BĐG do tổ chức BĐG tài sản và người mua được BĐS BĐG thỏa thuận trong hợp đồng mua bán BĐS BĐG, trừ trường hợp pháp luật có quy dịnh khác.

Trong trường hợp BĐG BĐS thành, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, người có BĐS BĐG thanh toán cho tổ chức BĐG các khoản phí và chi phí sau đây: Phí BĐG theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí; chi phí thực tế, hợp lý cho việc BĐG BĐS do người có BĐS BĐG và tổ chức BĐG tài sản thỏa thuận. Trên thực tế, mỗi địa phương khác nhau có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên việc quy định phí, lệ phí và các chi phí không thể cứng nhắc mà phải linh hoạt, phù hợp với đặc thù cho từng địa phương. Hiện nay, việc thu phí và lệ phí căn cứ theo Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí vả lộ phí, Nghị định số 24/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP; Thông tư số 03/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá,phí tham gia đấu giá và lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bán đấu giá bất động sản 03 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)