1.2.1 .Sự cần thiết của quản trị CTCP ở Việt Nam
1.2.2 Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần
phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Công ty cổ phần có những tên gọi khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Chẳng hạn, như ở Anh gọi là công ty với trách nhiệm hữu hạn (Company LTD), ở Pháp gọi là công ty vô danh (anonymous Company), Ở Nhật Bản gọi là công ty chung cổ phần (Kabushiki Kaisha), ở Mỹ gọi là công ty kinh doanh (Comercial Coporation)... [20]. Công ty cổ phần rà đời sau công ty đối nhân nhưng là hình thức đầu tiên của loại hình công ty đối vốn. Công ty cổ phần được hình thành trong hoạt động kinh doanh và do nhu cầu của các nhà kinh doanh rồi sau đó mới được pháp luật thừa nhận và được hoàn thiện thành một chế định pháp lý. Ở Anh, Luật công ty được ban hành lần đầu tiên năm 1844 nhưng trước đó hơn 100 năm đã có sự xuất hiện của các công ty cổ phần. Và đến năm 1856, ở Anh mới có Luật về công ty cổ phần. Theo đó, dù các công ty muốn được thành lập không phải xin phép mà chỉ cần đăng ký. Tuy nhiên, luật này không cho công ty được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hãn. Sự hạn chế này phản ánh sự nghi ngờ của dư luận về công ty cổ phần lúc đó (tr31). Từ trước đến nay đã có nhưng quan niệm khác nhau về khái niệm công ty cổ phần. Chẳng hạn như:
Theo TS. Ngô Thị Thu Hương, công ty cổ phần là một doanh nghiệp, trong đó các thành viên cùng góp vốn, cùng hưởng lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi phần vốn góp của mình. Vốn góp được chia thành các phần bằng nhau gọi là mệnh giá. Người tham gia góp vốn được gọi là cổ đông (tr19).
Theo PGS. TS Ngô Huy Cương cho rằng: Khó có thể đưa ra một định nghĩa hoàn hảo về công ty cổ phần mà có thể làm thoả mãn mọi người, vì vậy cách thức tốt nhất để nắm được khái niệm về công ty cổ phần là nêu và phân tích
các đặc điểm của nó. Ông quan niệm công ty cổ phần có bốn đặc điểm là: (1)
công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức quản trị chặt chẽ mà trong đó mỗi cơ quan đều có quyền hạn riêng; (3) công ty cổ phần được phép phát hành chứng khoán; và (4) các thành viên hay những người quản trị công ty đều không có tư cách thương nhân và bản thân công ty mới là thương nhân (20, tr. 218 – 129).
Ở Việt Nam, khái niệm công ty cổ phần được thay đổi qua các năm thông qua quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 1990, 2000, 2005 và đến nay là Luật Doanh nghiệp 2014. Theo đó, công ty cổ phần là Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Theo tôi, công ty cổ phần là m t loại hình doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân, có trách nhiệm hữu hạn; được hình thành và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông. Vốn của công ty cổ phần được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông.
Nhìn chung, mỗi quan điểm có một cách diễn đạt khác nhau nhưng có thể thấy dù diễn đạt theo cách nào đi chăng nữa thì công ty cổ phần có những đặc điểm chính sau đây:
M t là, về thành viên công ty: Công ty cổ phần là loại công ty đối vốn,
cho nên có sự liên kết của nhiều thành viên.
Hai là, vốn trong công ty cổ phần được hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau và có những đặc thù riêng biệt, bao gồm: vốn điều lệ, vốn tự có và vốn vay. Việc góp vốn vào công ty cổ phần được các tổ chức, cá nhân thực hiện bằng cách mua cổ phần và mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần.
Ba là, về chế độ trách nhiệm của các thành viên trong công ty cổ phần: Cổ đông công ty cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Nói cách khác, cổ đông của công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Công ty cổ phần chịu trách nhiệm trước nghĩ của mình đến hết giá trị tài sản có trong doanh nghiệp.
Bốn là, quyền phát hành chứng khoán công ty cổ phần: Theo đó, công ty
cổ phần có quyền phát hành chứng khoán như cổ phiếu hoặc trái phiếu ra công chúng nhằm huy động vốn. Điều này giúp công ty cổ phần có khả năng chủ động mỗi khi cần vốn lớn để hoạt động. Đây cũng là một trong những ưu điểm lớn của công ty cổ phần so với hình thức công ty khác. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng khả năng huy động vốn rộng rãi như vậy cũng có thể kéo theo nguy cơ gây rủi ro trong công chúng của công ty cổ phần cũng rất cao. Do vậy, việc huy động vốn của công ty cổ phần cần được thực hiện theo đúng quy định pháp luật của mỗi quốc gia cụ thể.
Năm là, về tư cách pháp lý: Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân, có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, có tài sản riêng để tiền hành các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.