Giám đốc (Tổng giám đốc)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 68 - 71)

2.1 .Các mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2014

2.1.1 .Mô hình pha trộn truyền thống

2.4 Giám đốc (Tổng giám đốc)

Địa vị và trách nhiệm pháp lý của GĐ/TGĐ trong CTCP

TGĐ là một chức danh có quyền và nhiệm vụ điều hành công việc quản lý kinh doanh thường nhật của công ty, là cán bộ quản lý cao cấp của công ty do HĐQT bổ nhiệm để trợ giúp HĐQT điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. TGĐ chịu sự giám sát trước HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Về trách nhiệm pháp lý của GĐ/TGĐ: Cũng giống như trách nhiệm pháp lý của các thành viên HĐQT, trách nhiệm pháp lý của GĐ/TGĐ chủ yếu là trách nhiệm dân sự mà nội dung cơ bản là bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm này bao gồm trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới. Trách nhiệm cá nhân của GĐ/TGĐ được quy định tại Khoản 4 Điều 157 LDN 2014, theo đó GĐ/TGĐ phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của HĐQT. Nếu làm trái mà gây thiệt hại cho công ty thì GĐ/TGĐ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty. Theo Thông tư 127/2015/TT-BTC hướng dẫn cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp (có hiệu lực ngày 10/10/2015) thì GĐ/TGĐ hay các thành viên HĐQT phải có trách nhiệm thực thi đúng pháp luật về thuế theo quy định của LDN 2014.

Quyền và nhiệm vụ của GĐ/TGĐ

Khoản 3 Điều 157 LDN 2014 quy định rõ quyền và nghĩa vụ vủa Giám đốc (Tổng Giám đốc): (i) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng

quản trị; (ii) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị; (iii) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; (iv) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; (v) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; (vi) Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; (vii) Tuyển dụng lao động; (viii) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; (ix) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.

Xem xét quyền và nhiệm vụ của GĐ theo quy định của Luật Doanh nghiệp ta thấy:

-Thẩm quyền của GĐ trong quản trị công ty là không lớn; chủ yếu thiên

về điều hành, triển khai thực hiện quyết định của HĐQT; và do đó, về nguyên tắc, chỉ chỉ đạo và điều hành các công việc, hoạt động thường ngày của công ty mà thôi;

-Về nhân sự, thì GĐ có toàn quyền tuyển dụng những người lao động

bình thường; còn việc quyết định đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý trong công ty phụ thuộc vào sự phân quyền giữa HĐQT và GĐ được quy định tại Điều lệ công ty;

-GĐ có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ, và

phương án trả cổ tức, bởi vì, GĐ là người kiến nghị các giải pháp về vấn đề đó. Tuy nhiên, xét về phạm vi ảnh hưởng (số lượng hoạt động, số người chịu sự chỉ đạo và giám sát), thì ảnh hưởng của GĐ là rất lớn.

Ngoài ra, so với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 có một sự thay đổi lớn khi quy định: CTCP có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản

lý, quyền, nhiệm vụ, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khoản 2, điều 13. Quy định này nhằm hướng tới việc tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp trong việc toàn quyền quyết định số lượng người đại diện theo pháp luật cho mình trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch cảu doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đứng trước khía cạnh đảm bảo quyền tự do kinh doanh, đây là một quy định mang tính đột phá (LDN 2005 CTCP chỉ có duy nhất một người đại diện theo pháp luật) quy định này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể hội nhập nhanh hơn, tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật. Đồng thời, quy định này đã “gỡ dối” cho doanh nghiệp trong trường hợp người đại diện duy nhất của doanh nghiệp bất hợp pháp, không thực hiện các yêu cầu của cổ đông trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp trong nội bộ cũng như giao dịch ở bên ngoài cảu công ty. Bằng cách có nhiều hơn một người đại diện, sự lạm quyền, bất hợp pháp nói trên đều bị vô hiệu hóa

Việc cho phép CTCP có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật có thể dẫn đến nhiều thiệt hại hơn cho DN do tình trạng tranh chấp trong nội bộ DN có khả năng sẽ diễn ra phổ biến hơn. Điều này thể hiện ở chỗ, mặc dù pháp luật không yêu cầu về logic, khi một DN cứ hơn một người đại diện, trong nội bộ tổ chức DN sẽ quy định rõ thẩm quyền của mỗi người để tránh chồng chéo và tăng cường hiệu quả quản lý. Tuy nhiên, đây lại không phải thông tin bắt buộc phải đăng ký với cơ quan quản lý DN, hay công bố thông tin theo quy định. Nếu thông tin về việc phân công trách nhiệm, chỉ giới hạn trong nội bộ DN, thì các chủ thể bên ngoài (đói tác, nhà đầu tư...) sẽ khó mà biết được người đại diện mà mình đang đàm phán có thẩm quyền quyết định trong giao dịch mà mình hướng tới hay không. Bên cạnh đó, đứng dưới khía cạnh đảm bảo an toàn trong giao dịch của CTCP, quy định trong LDN 2014

vẫn chưa giải quyết được sự phân định trách nhiệm của CTCP và người đại diện theo pháp luật của DN trong trường hợp người đại diện thực hiện các giao dịch không đúng thẩm quyền. Nếu xảy ra thiệt hại do vi phạm thẩm quyền trong giao dịch thì CTCP hay người đại diện vượt quá thẩm quyền phải có trách nhiệm bồi thường. Vì vậy, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cảu chủ thể khác, và của chính CTCP, LDN 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành cần quy định Nhiệm vụ và quyền hạn của ĐHĐCĐ chi tiết hơn vấn đề DN có nhiều người đại diện theo pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)