Đại hội đồng cổ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 47 - 51)

2.1 .Các mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2014

2.1.1 .Mô hình pha trộn truyền thống

2.2 Quy định pháp luật về các thiết chế quản lý trong mô hình quản trị

2.2.1 Đại hội đồng cổ đông

Tương tự khoản 1 Điều 96 LDN 2005, Khoản 1 Điều 135 LDN 2014 thống nhất quy định. “ĐHĐCĐ gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP”. Như vậy, ĐHĐCĐ chỉ bao gồm cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biểu quyết. ĐHĐCĐ là cơ quan có quyền lực cao nhất trong cơ cấu quản lý tổ chức của CTCP đồng thời là nơi thể hiện tập trung nhất vai trò của cổ đông công ty. Với tư cách là cơ quan được hợp thành bởi tất cả những người chủ thực sự của công ty để quản trị công ty, ĐHĐCĐ có quyền xem xét và quyết định tất cả các vấn đề chủ yếu, quan trọng nhất trong CTCP (Khoản 2 Điều 135, LDN 2014). Thông tư 121/2012/TT-BTC không có quy định khác biệt về nhiệm vụ, quyền hạn của ĐHĐCĐ trong công ty đại chúng so với CTCP thông thường, tuy nhiên có quy định rõ hơn về trách nhiệm báo cáo của HĐQT và BKS trước ĐHĐCĐ (Điều 7 và 8).

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, Đại hội đồng cổ đông đóng vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất, phê duyệt các quyết sách và là nơi tập trung quyền lực cao nhất, ban hành ra các quy định nhằm kiểm soát đối với hoạt động của công ty.

Hội đồng cổ đông quyết định những chính sách lớn mang tính chất định hướng cho hoạt động của công ty. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014, Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau:

a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;

b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;

c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên H i đồng quản trị, Kiểm soát viên; d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định m t tỷ lệ hoặc m t giá trị khác;

đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; h) Xem xét và xử lý các vi phạm của H i đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

k) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Từ quy định về thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông nêu trên, chúng ta có thể phân thành các nhóm sau:

M t là, Đại hội đồng cổ đông có quyền thông qua định hướng phát triển

của công ty, quyết định tổ chức lại, giải thể công ty. Đây là những vấn đề liên quan đến nền tảng của công ty, nên chỉ có Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định vấn đề này.Ở quy định ĐHĐCĐ có quyền quyết định định hướng phát triển công ty mà không có một giới hạn cụ thể nào. Bởi định hướng phát triển công ty có thể là chiến lược phát triển công ty, hoặc đơn giản chỉ là định hướng thay đổi, thu hẹp, mở rộng ngành nghề kinh doanh, hay là thay đổi mục tiêu kinh doanh… Trong khi đó tại khoản 2 điểm a Điều 149 Luật doanh

nghiệp 2014 lại quy định cho HĐQT có quyền quyết định “chiến lược phát triển công ty”. Do đó, trong thực tế áp dụng không loại trừ khả năng xảy ra tranh chấp về thẩm quyền giữa ĐHĐCĐ và HĐQT đối với việc quyết định một số vấn đề mang tính định hướng phát triển.

Hai là, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định loại cổ phần và tổng

số cổ phần của từng loại được quyền chào bán. Đây là thẩm quyền liên quan đến việc phát hành cổ phần mới để tăng vốn điều lệ của công ty trong quá trình công ty hoạt động.

Cần chú ý rằng đây là thẩm quyền liên quan đến việc phát hành cổ phần mới để tăng vốn điều lệ của công ty trong quá trình công ty hoạt động, nghĩa là “loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại” trong trường hợp này nằm trong phạm vi số cổ phần phát hành mới của công ty, bởi vì khi thành lập công ty thì “loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại” đã được quy định trong điều lệ công ty và được thông qua bởi các cổ đông sáng lập.

Ba là, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định về mức cổ tức hàng năm

của từng loại cổ phần. Luật Doanh nghiệp 2014 trao thẩm quyền cho Đại hội đồng cổ đông với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty, bởi việc quyết định mức cổ tức hành năm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các cổ đông.

Bốn là, Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền thông qua báo cáo tài chính

hằng năm của công ty.

Báo cáo tài chính hàng năm của công ty do HĐQT lập và gửi BKS để thẩm định, sau đó BKS thẩm định và trình báo cáo thẩm định lên ĐHĐCĐ. Bên cạnh việc xem xét và thông qua báo cáo tài chính, ĐHĐCĐ còn xem xét báo cáo đánh giá công tác quản lý và điều hành công ty. Các báo cáo này là cơ sở để ĐHĐCĐ đánh giá hiệu quả quản lý điều hành của HĐQT, GĐ/TGĐ công ty, quyết định

miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ, quyết định khen thưởng hay quy trách nhiệm vật chất đối với các chức danh này.

Năm là, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại. Do Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, do vậy khi công ty mua lại các cổ phần với số lượng lớn trên 10% sẽ có khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu vốn điều lệ của công ty. Vì vậy việc mua lại này phải được Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Sáu là, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định đầu tư hoặc bán số tài

sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác. Như đã phân tích ở trên, việc quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản của công ty sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính của công ty. Do vậy, quyết định này phải thuộc thẩm quyền của cơ quan quyền lực cao nhất, đó là Đại hội đồng cổ đông.

Bảy là, Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm

thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên; xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty.

Tám là, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định sửa đổi, bổ sung Điều

lệ công ty.

Ngoài ra, Đại hội đồng cổ đông còn có các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty.

Có thể thấy, theo Luật Doanh nghiệp 2014, Đại hội đồng cổ đông có quyền “Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn

35% tổng giá trị tài sản... được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công

vậy, so với Luật Doanh nghiệp 2005 thì giá trị tài sản mà Đại hội đồng cổ

đông có thể quyết định đầu tư hoặc bán đã giảm từ 50% xuống 35%. Điều

này theo tôi là phù hợp, bởi việc giảm giá trị tài sản mà Đại hội đồng cổ đông có thể quyết định đầu tư hoặc bán xuống như vậy nhằm hạn chế sự ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính của công ty và đương nhiên quyết định này cần được giành cho cơ quan quyền lực cao nhất của công ty là Đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, cũng giống như Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014, việc quy định như trên có thể dẫn đến cách hiểu trái với tinh thần của Luật, đó là Điều lệ công ty liệu có thể quy định Đại hội đồng cổ đông có thể chỉ cần thông qua quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ trên 50% hoặc 35% mà không buộc phải thông qua các quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% trở lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)