Hoàn thiện Ban kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 98 - 101)

2.1 .Các mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2014

2.1.1 .Mô hình pha trộn truyền thống

3.3 Hoàn thiện Ban kiểm soát

3.3.1. Nâng cao tính độc lập, khách quan của Ban kiểm soát

Bổ sung quy định tại Điều 164 LDN 2014 nhằm nâng cao tính độc lập, khách quan của BKS bằng việc bổ sung quy định về tỷ lệ thành viên BKS bắt buộc là ngoài công ty hoặc không đồng thời là người lao động của công ty. Các quy định này đã được Luật công ty Nhật Bản áp dụng và về cơ bản đã đem lại sự khách quan cũng như nâng cao hiệu quả nhất định trong hoạt động của BKS. Theo pháp luật Nhật Bản, số thành viên HĐQT bên ngoài chiếm một nửa, vì vậy dù người có quyền lực cao nhất của công ty có ý định lạm dụng quyền hạn để lựa chọn người có lợi cho họ đi chăng nữa thì cũng không

thể độc đoán quyết định. Điều đó cũng làm giảm bớt áp lực của nhân viên, người lao động công ty trong việc thực hiện chức năng giám sát HĐQT, Ban GĐ từ đó nâng cao tính độc lập của BKS. Tuy nhiên, chế độ này tồn tại một số nhược điểm bởi kiểm soát viên bên ngoài nếu so với kiểm soát viên bên trong thì họ có ít hiểu biết về hoạt động của công ty trong khi đó, thành viên HĐQT và người lao động thường ít cung cấp thông tin cho các kiểm soát viên bên ngoài, hơn nữa, những thành viên này có thể kiêm nhiệm hoạt động tại các công ty khác nên không có nhiều thời gian để thực hiện hoạt động giám sát. Do đó, không thể quy định tỷ lệ kiểm soát viên bên ngoài cao hơn thành viên BKS là thành viên công ty. Vì vậy, Khoản 1 Điều 164 LDN 2014 có thể

được sửa đổi, bổ sung như sau: “Thành viên BKS không được giữ các chức vụ

quản lý công ty. Thành viên BKS không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao đ ng của công ty nhưng phải đảm bảo tỷ lệ thành viên BKS không phải là cổ đông hoặc người lao đ ng của công ty chiếm ít nhất 1/3 thành viên BKS,

trừ trường hợp điều lệ công ty quy định khác”.

Có thể còn ít nhiều hạn chế nhưng nhân tố kiểm soát viên bên ngoài vẫn sẽ có tác dụng thúc đẩy, tham vấn, bổ trợ đối với hoạt động các thành viên BKS còn lại, đảm bảo được tính độc lập nhất định của BKS.

3.3.2. Nâng cao trình độ, năng lực của Ban kiểm soát

Thứ nhất, Bổ sung tiêu chuẩn, điều kiện làm thành viên BKS, để đảm bảo trình độ, năng lực của thành viên BKS từ đó đảm bảo năng lực giám sát của BKS, nên bổ sung quy định về tiêu chuẩn thành viên BKS. Đồng thời cũng cần phải đảm bảo tiêu chuẩn này sẽ phù hợp với từng mô hình công ty, có những công ty đặc thù về chuyên môn, kỹ thuật thì nên tạo điều kiện để công ty tự quy định về trình độ chuyên môn của thành viên HĐQT. Vì vậy, Khoản 1 Điều 164 LDN 2014 có thể sửa đổi, bổ sung thêm một tiêu chuẩn của thành viên BKS: có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh

doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. Thứ hai, bổ sung các quy định chế tài xử lý trong trường hợp BKS yêu cầu người quản lý công ty cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty nhưng bị những người này từ chối, đảm bảo thực hiện quyền được thông tin của BKS theo quy định tại Điều 166 LDN 2014, qua đó, nâng cao vai trò giám sát mà pháp luật đã trao cho cơ quan này. Vì vậy, có thể bổ sung LDN 2014 nội dung như sau:

Sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin, tài

liệu của BKS mà HĐQT, thành viên HĐQT, GĐ hoặc TGĐ, người quản lý khác không cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt đ ng kinh doanh của công ty thì phải chịu trách nhiệm trước trước pháp luật và bồi thường thiệt hại phát sinh, nếu có. Trường hợp này, BKS có quyền yêu cầu cơ quan ĐKKD giám sát việc bu c người có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu; hoặc thuê đơn vị kiểm toán đ c lập kiểm toán các số liệu, thông tin, tài liệu đã có căn cứ nghi ngờ tính chính xác. Mọi chi phí phát sinh được tính vào chi phí quản lý, kinh doanh của công ty”.

3.3.3. Đảm bảo thực thi các ý kiến của Ban kiểm soát

Thứ nhất, báo cáo của BKS là một tài liệu quan trọng, giúp nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có được cái nhìn toàn diện về DN từ góc độ mà các bản BCTC không đề cập đến. Thông tin trong báo cáo của BKS có tầm quan trọng không kém các BCTC. Do đó, cần phải xem xét sửa đổi các quy định của pháp luật kế toán và chứng khoán trong việc yêu cầu CTCP, nhất là công ty đại chúng, phải công bố báo cáo của BKS cùng với báo cáo tài chính.

Thứ hai, bổ sung cơ chế buộc thực thi các đề xuất hợp lý của BKS. Theo đó, trường hợp, BKS phát hiện các thành viên HĐQT, người quản lý công ty vi phạm nghĩa vụ, thì có quyền nhân danh công ty để khởi kiện HĐQT cũng

như người quản lý hoặc các cổ đông khác của công ty, nếu xét thấy cần thiết, để bảo vệ quyền và lợi ích chung của cổ đông và của công ty. Tuy nhiên, khi trao quyền này cho BKS cũng cần ràng buộc trách nhiệm của họ để tránh trường hợp lạm dụng gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Vì vậy có thể quy định bổ sung Điều 165 LDN 2014 về quyền, nghĩa vụ của BKS như sau:

BKS, thành viên BKD có quyền quyền nhân danh mình hoặc nhân danh công

ty khiếu nại hoặc khởi kiện HĐQT, thành viên HĐQT, GĐ hoặc TGĐ khi không thực hiện đúng nghĩa vụ, gây thiệt hại đến lợi ích của cổ đông hoặc

công ty theo quy định của pháp luật”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)