Triệu tập và thể thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 51 - 59)

2.1 .Các mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2014

2.1.1 .Mô hình pha trộn truyền thống

2.2 Quy định pháp luật về các thiết chế quản lý trong mô hình quản trị

2.2.2 Triệu tập và thể thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông thực hiện chức năng của mình thông qua các cuộc họp. Đại hội đồng cổ đông có thể họp thường niên hoặc họp bất thường. Luật Doanh nghiệp dành cho công ty quyền tự quyết định về cuộc họp thường niên của Hội đồng cổ đông thông qua điều lệ của công ty. Tuy nhiên, tối thiểu Đại hội đồng cổ đông ít nhất mỗi năm phải họp 01 lần. Luật Doanh nghiệp 2014 không hạn chế số lần họp Đại hội đồng cổ đông bất thường là bao nhiêu lần trong năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả, bởi trong quá trinh kinh doanh, có những vấn đề phát sinh đột xuất đòi hỏi cần được giải quyết kịp thời, mà những vẫn đề đó lại thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông nên nếu không quy định họp bất thường thì khó có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của công ty.

Là cơ quan tập thể, ĐHĐCĐ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình chủ yếu thông qua kỳ họp của ĐHĐCĐ thành: cuộc họp ĐHĐCĐ thành lập công ty, cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường.

Được tổ chức và hoạt động theo chế độ làm việc không thường trực, ĐHĐCĐ theo quy định LDN 2014 chỉ họp thường niên một lần để thông qua các vấn đề quan trọng của công ty, ĐHĐCĐ được HĐQT triệu tập họp bất thường khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 136 LDN 2014. Trường hợp HĐQT, BKS không triệu tập họp ĐHĐCĐ như quy định thì Chủ tịch HĐQT, các thành viên HĐQT, Trưởng BKS phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty. Như vậy, so với LDN 2005 thì LDN 2014 đã bổ sung thêm trách nhiệm của thành viên HĐQT trong trường hợp HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ, và trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng được quy định cụ thể hơn là “ tùy theo mức đọ vi phạm”. Quy định về vấn đề trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT, các thành viên HĐQT, Trưởng BKS như trên là cần thiết nhằm nâng cao trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong công ty cũng như để đảm bảo cho việc triệu tập họp ĐHĐCĐ được diễn ra đúng quy định của pháp luật.

Địa điểm tiến hành cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Đại h i đồng cổ đông phải hợp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của H i đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính (khoản 2 điều 136 Luật doanh nghiệp năm 2014).

Tuy vậy, có một sự thay đổi liên quan đến địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông giữa Luật doanh nghiệp năm 2005 và Luật Doanh nghiệp năm 2104. Theo đó, địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp Đại hội đồng cổ đông được tổ chức đồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp (Khoản 1 điều 136 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

Nếu như theo Luật Doanh Nghiệp 2005 việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông chỉ ở một địa điểm tập trung trên lãnh thổ Việt Nam,thì với quy định của

Luật Doanh nghiệp năm 2014,các bên có quyền tiến hành cuộc họp tại nhiều địa điểm khác nhau.Theo đó quy định này giúp các bên thuận lợi hơn trong khi tiến hành cuộc họp, đặc biệt trong bối cảnh các Công ty có số lương cổ đông lớn và nằm dàn trải ở nhiều địa phương khác nhau,

Để có thể tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau, có thể tiến hành thông qua các hình thức “Video Conference” hoặc các hình thức tương tự.Mặc dù Điều 143 Luật doanh nghiệp năm 2014 không định nghĩa thế nào là biểu quyết cuộc họp, nhưng với việc tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau thì biểu quyết thông qua quyết định sẽ không chỉ là hình thức biểu quyết như hiện nay mà sẽ có khả năng áp dụng các hình thức biểu quyết thông qua Internet hoặc các phương pháp tương tự khác.

Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trường hợp cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tổ chức đồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp. Đây cũng là điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014 so với Luật Doanh nghiệp 2005. Quy định này mở rộng quyền tự chủ, giúp các công ty thuận lợi hơn trong việc tiến hành cuộc họp khi số lượng cổ đông lớn và ở nhiều địa phương khác nhau.

Đại hội đồng cổ đông họp thường niên để thảo luận và thông qua các vấn đề sau: a) Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; b) Báo cáo tài chính hằng năm; c) Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị; d) Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, về kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đ) Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và của từng Kiểm soát viên; e) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại; g) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

Về nguyên tắc Hội đồng quản trị có thẩm quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong những trường sau: a) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty; b) Số thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật; c) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật này; d) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát; đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại Khoản 2 Điều 114 của Luật Doanh nghiệp 2014 có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định.

Việc quy định trách nhiệm đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị Ban kiểm soát nếu không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông nhằm đề cao vai trò của các cá nhân có thẩm quyền. Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị hay Ban kiểm soát đều là những người giữ trọng trách trong công ty cổ phần, họ có trách nhiệm đảm bảo cho cuộc họp Đại hội đồng cổ đông diễn ra đúng với quy định của pháp luật. Do

vậy, vai trò của họ là quan trọng trong việc góp phần đem lại lợi ích cho công ty. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng cho phép cổ đông hoặc nhóm cổ đông đáp ứng điều kiện theo quy định có thể được phép triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông.

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp: Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá 06 tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế và các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.

Có thể thấy, việc pháp luật cho phép cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên có quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong một số trường hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ trong công ty, nhằm hạn chế sự làm dụng quyền lực kiểm soát công ty của các cổ đông lớn và những chủ thể quản lý công ty (Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát). Tuy nhiên, tại Khoản 2, Điều 149, Luật Doanh nghiệp 2014 lại cho phép Hội đồng quản trị có quyền duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định. Như vậy, nếu trường hợp cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông mà Hội đồng quản trị không thông qua chương trình, nội dung, tài liệu cuộc họp thì Đại hội đồng cổ đông không tiến hành họp được. Điều này rất có thể xảy ra trong trường hợp Hội đồng quản trị lạm dụng quyền lực để tư lợi và không thông qua chương trình, tài liệu, nội dung cuộc họp.

Bên cạnh đó, quy định về trường hợp các cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên có quyền áp dụng để yêu cầu triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ

đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 chưa chặt chẽ, dẫn đến vướng mắc trong việc thực thi pháp luật trên thực tiễn. Cụ thể: cổ đông hoặc nhóm cổ đông nêu trên triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường

hợp “H i đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ

của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao”. Tuy

nhiên, pháp luật hiện hành không xác định cụ thể thế nào là vi phạm nghiêm trọng, và việc xác định vi phạm đến mức độ nào, trong trường hợp nào là nghiêm trọng sẽ rất phức tạp và khó xác định trên thực tế. Điều này sẽ dẫn đến vướng mắc khi áp dụng quy định này trên thực tế. Do vậy, thiết nghĩ các nhà làm luật cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể liên quan đến vấn đề này.

Điều kiện họp Đại hội đồng cổ đông

Về điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ, cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết (giảm 14% so với tỷ lệ quy định tại LDN 2005); tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định nêu trên thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp của ĐHĐCĐ triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết (giảm 18% so với tỷ lệ quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005); tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định nêu trên thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

Quy định nói trên về điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ bảo đảm “hiện thực hoá” được quyền yêu cầu triệu tập họp hoặc triệu tập họp ĐHĐCĐ của cổ đông thiểu số trong trường hợp cần thiết. Cơ chế đó, nếu được sử dụng hợp lý, sẽ buộc cổ đông đa số phải tính đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của cổ đông thiểu số, giúp cổ đông thiểu số có cơ hội ảnh hưởng đến các quyết định của công ty; qua đó, cân bằng được mối quan hệ lợi ích với cổ đông đa số, bảo vệ hợp lý các quyền và lợi ích của cổ đông thiểu số.

Theo Khoản 1 Điều 139 LDN 2014 quy định: “Người triệu tập họp Đại

h i đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả các cổ đông trong Danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc

nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn.”. Như vậy, so với quy

định tại LDN 2005 thì thời gian gửi thông báo mời họp đến các cổ đông tăng từ 7 ngày (Khoản 1 Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2005) lên 10 ngày.

Về việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ

Về hình thức thông qua quyết định: ĐHĐCĐ thông qua các quyết định bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Trường hợp điều lệ công ty không quy định thì quyết định của ĐHĐCĐ về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp: (i) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; (ii) Thông qua định hướng phát triển công ty; (iii) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; (iv) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và BKS; (v) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; (vi) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; (vii) Tổ chức lại, giải thể công ty.

Về tỷ lệ biểu quyết trong cuộc họp cổ đông, nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu

quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành (Luật Doanh nghiệp 2005 quy định tỷ lệ là 75%); tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định: Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định; tổ chức lại, giải thể công ty; các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.

Các nghị quyết khác được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành (Luật Doanh nghiệp 2005 quy định tỷ lệ là 65%), trừ trường hợp quy định nêu trên và trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Một điểm mới của LDN 2014 nhằm tạo thuận lợi cho việc tiến hành họp ĐHĐCĐ là thừa nhận tính hợp pháp của thể thức tham dự họp và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác; Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật một số quốc gia trên thế giới. Cổ đông tham gia họp ĐHĐCĐ bằng hình thức thông qua phương tiện điện tử như truyền hình trực tiếp, kết nối hai chiều, cho phép cổ đông biểu quyết trước hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)