Quyền của cổ đông và ĐHĐCĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 85 - 87)

2.1 .Các mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2014

2.1.1 .Mô hình pha trộn truyền thống

2.9.1. Quyền của cổ đông và ĐHĐCĐ

LDN 2014 quy định cụ thể các quyền của cổ đông nhưng so với các thông lệ quốc tế phổ biến thì còn có một số hạn chế, cụ thể:

-Quyền tiếp cận thông tin của các cổ đông bị giới hạn trong phạm vi quy

định tại Khoản e Điều 114 LDN 2014: “Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị

quyết của ĐHĐCĐ”. Chỉ có cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10%

tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, Báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của BKS. LDN 2014 không quy định cổ đông được quyền yêu cầu cung cấp thông tin về giấy tờ, hồ sơ kế toán của công ty.

-Về quyền khởi kiện: LDN 2014 không quy định quyền cổ đông trực tiếp

khởi kiện HĐQT hay yêu cầu Toà án xem xét miễn nhiệm thành viên HĐQT hoặc BKS trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, Điều 147 LDN 2014 có thừa nhận quyền của cổ đông yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được biên bản họp

ĐHĐCĐ nếu trình tự và thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ không thực hiện theo đúng quy định của LDN 2014 và điều lệ công ty hoặc trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.

-Pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam cũng không đề cập đến quyền

của cổ đông yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc Tòa án hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ hoặc HĐQT trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ lợi ích của công ty, của cổ đông và của các bên có liên quan khác.

Đây là những khiếm khuyết lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của cổ đông và công ty.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, chỉ có khoảng 60% các CTCP ở Việt Nam hiện nay là tuân thủ đúng trình tự và thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ; khoảng 40% các CTCP còn lại vẫn chưa tuân thủ đúng trình tự và thủ tục triệu tập ĐHĐCĐ. Nguyên nhân khá phổ biến của thực trạng nói trên là do

HĐQT đã lúng túng, chưa hiểu rõ phải “làm gì”, “làm như thế nào” và “khi nào làm” để triệu tập họp ĐHĐCĐ theo đúng quy định pháp luật. Và phần lớn các tranh chấp trong nội bộ cổ đông CTCP xuất phát từ việc không thực hiện đúng trình tự và thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ.

Qua điều tra thực tế về quản trị CTCP do Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung thực hiện, các cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên thường thảo luận và quyết định về ba vấn đề: (i) báo cáo hàng năm tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; (ii) báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm tiếp theo; và (iii) mức cổ tức được chia. Ngoài ra, một số công ty còn bầu HĐQT và BKS tại cuộc họp

ĐHĐCĐ thường niên. Như vậy trong thực tế, ĐHĐCĐ rất ít hoặc không bàn thảo và quyết định về định hướng chiến lược phát triển công ty [11, tr.48].

Trong phần lớn các CTCP (khoảng 85%), Chủ tịch HĐQT kiêm Giám Đốc chuẩn bị chương trình, nội dung họp và tài liệu họp ĐHĐCĐ thường

niên; và ở các công ty còn lại, Chủ tịch HĐQT, hoặc thành viên thường trực hoặc GĐ/TGĐ chuẩn bị. Các cuộc họp thường niên của ĐHĐCĐ thường kéo dài nửa ngày (hơn 52%), hoặc một ngày (khoảng 47%), số còn lại kéo dài hơn 1 ngày. Diễn biến cuộc họp thường theo công thức định sẵn là: (1) Chủ tịch HĐQT hoặc GĐ trình bày báo cáo đã chuẩn bị sẵn; (2) BKS đọc báo cáo đánh giá “thẩm tra” đã chuẩn bị sẵn từ trước; (3) thảo luận và chất vấn. Tại hầu hết các cuộc họp thường niên đều có chất vấn của cổ đông đối với HĐQT. Tuy vậy, cũng tại các cuộc họp đó, chỉ có tại một số CTCP (gần 8%), quyết định của ĐHĐCĐ có bổ sung thêm nội dung mới, số còn lại, thông qua đúng những gì do HĐQT và BKS báo cáo. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của các cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số, là không đáng kể đối với những quyết định đã chuẩn bị trước của HĐQT (11, tr.49).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)