Pháp luật về đại diện và trách nhiệm của người quản lý trong công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 75 - 77)

2.1 .Các mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2014

2.1.1 .Mô hình pha trộn truyền thống

2.6 Pháp luật về đại diện và trách nhiệm của người quản lý trong công ty

biệt dễ nhận thấy nhất là một mô hình có Ban kiểm soát, một mô hình không có Ban kiểm soát. Đối với mô hình quản trị có Ban kiểm soát thì Ban kiểm soát trở thành một cơ quan độc lập với các cơ quan quản lý công ty, còn đối với mô hình không có Ban kiểm soát thì luật yêu cầu phải có ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và phải có ban kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT. Như vậy, xét cho cùng, trong bất kì mô hình quản trị nào thì vẫn cần phải có chức năng giám sát và tổ chức thực hiện giám sát đối với việc quản lý điều hành công ty. Do vậy, mô hình quản trị công ty cổ phần có BKS phân định rõ ràng, tách bạch chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan nên các hoạt động của quản trị công ty cổ phần thuận lợi hơn.

2.6 Pháp luật về đại diện và trách nhiệm của người quản lý trong công ty cổ phần công ty cổ phần

Trong mối quan hệ giữa CTCP và người quản lý trong CTCP, thì người quản lý công ty – người được các cổ đông lựa chọn trực tiếp hay gián tiếp dựa trên niềm tin rằng họ sẽ hành động cho và vì công ty – được coi là người đại diện (thụ ủy) và phải có nghĩa vụ của người đại diện (thụ ủy). Người quản lý trong CTCP phải hành động dựa trên sự trung thực, lòng trung thành đối với công ty và cổ đông; dứt khoát không được tìm kiếm lợi ích cá nhân (tư lợi) từ vị trí được ủy thác; không thể tự đặt mình vào vị trí mà có thể dẫn tới sự mâu thuẫn, xung đột giữa lợi ích cá nhân của mình với lợi ích của CTCP.

Tiếp thu thông lệ quốc tế và từ thực tiễn hoạt động quản lý công ty ở Việt Nam, LDN đã quy định các nghĩa vụ cụ thể của thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ) và những người quản lý công ty. Nghĩa vụ ở đây là các thước đo, chuẩn mực “đo lường”, đánh giá mức độ nỗ lực, cố gắng và cách thức ứng xử của họ trong thực thi nhiệm vụ được giao. So với các Luật Doanh nghiệp

được ban hành trước đây thì quy định về nghĩa vụ của người quản lý theo Luật Doanh nghiệp 2014 lần này đã đầy đủ, cụ thể hơn, nhất là nghĩa vụ cẩn trọng, nghĩa vụ trung thành (11, tr.34). Các nghĩa vụ của họ bao gồm:

-Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của

pháp luật, Điều lệ công ty và các nghị quyết, quyết định của ĐHĐCĐ;

-Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn

trọng và tốt nhất, nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty;

-Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông của công ty. Các hành

vi cụ thể “đo lường” nghĩa vụ trung thành của người quản lý công ty bao gồm nhưng không giới hạn bởi các hành vi sau:

(i) Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để

thu lợi riêng cho mình hoặc cho cá nhân, tổ chức khác;

(ii) Không lạm dụng địa vị, chức vụ được giao, không lạm dụng tài sản

của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của cá nhân, tổ chức khác;

(iii)Phải thông báo ngay cho công ty về những người có liên quan của mình; và đình hoãn ngay các giao dịch của những người có liên quan đó với công ty, đồng thời, thông báo ngay về những giao dịch đó đến công ty; chưa thực hiện các giao dịch đó, khi chưa có quyết định của ĐHĐCĐ hoặc HĐQT theo quy định của pháp luật.

(iv)Đình hoãn ngay các công việc kinh doanh nhân danh cá nhân hoặc

nhân danh người khác mà những công việc kinh doanh đó thuộc phạm vi công việc kinh doanh của công ty; đồng thời, thông báo, công khai hoá các công việc đó đến công ty; và chưa thực hiện các công việc đó, khi chưa có sự chấp thuận của HĐQT.

Ngoài ra, HĐQT, GĐ (TGĐ) không được tăng lương, trả thưởng khi công ty không thanh toán hết các khoản nợ đến hạn.

Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những quy định rất cụ thể về trách nhiệm của người quản lý khi để xảy ra thiệt hại cho công ty như Khoản 4 Điều 149

quy định: “Khi thực hiện chức năng, quyền và nghĩa vụ của mình, H i đồng

quản trị tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Đại h i đồng cổ đông. Trong trường hợp nghị quyết do H i đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên tán thành thông qua nghị quyết đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về nghị quyết đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua nghị quyết nói trên được miễn trừ trách nhiệm. Trường hợp này, cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất 01 năm có quyền yêu cầu H i đồng quản trị đình chỉ

thực hiện nghị quyết nói trên”.

Có thể nói, những quy định về nghĩa vụ cẩn trọng, nghĩa vụ trung thành, trung thực được qui định trong Luật Doanh nghiệp 2014 đã cụ thể hơn. Tuy nhiên việc áp dụng trách nhiệm của người quản lý vẫn còn nhiều bất cập trong thực thế vì điều kiện áp dụng còn chung chung, mơ hồ và rất khó có thể được hiểu để áp dụng đúng đắn trong thực tiễn. Thiếu hụt một nền tảng pháp lý về quan hệ đại diện, vai trò giải thích pháp luật của Tòa án, của một triết lý và văn hóa kinh doanh hiện đại đã và đang thực sự là những thách thức cho việc thực thi các quy định này một cách có hiệu quả trong thực tiễn quản trị công ty ở nước ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)