2.1 .Các mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2014
2.1.1 .Mô hình pha trộn truyền thống
2.9.2. Hội đồng quản trị quyền hạn và khả năng lạm dụng quyền hạn trong
trong Cổng ty cổ phần
Với cơ cấu, số lượng và thành phần của HĐQT như đã trình bày ở trên có thể dẫn đến một số hệ quả sau: (i) HĐQT trong các CTCP ở nước ta rất “tập quyền”; nắm giữ và chi phối quyền của ĐHĐCĐ, quyền của bản thân
HĐQT, và quyền điều hành của TGĐ; (ii) Hoạt động thực tế của HĐQT thiên về điều hành hơn là hoạch định chiến lược và giám sát thực thi chiến lược phát triển công ty; (iii) Sự giám sát của cổ đông đối với HĐQT còn yếu do cơ cấu sở hữu tập trung; (iv) Nguy cơ lạm dụng quyền lực của HĐQT nói chung và của Chủ tịch HĐQT nói riêng để thu lợi riêng cho mình và cho người khác là rất lớn. Các hình thức lạm dụng thường thấy trong thực tế là: kiến nghị phát hành cổ phiếu ưu đãi cho thành viên HĐQT (và chính họ cũng là cổ đông bỏ phiếu cho kiến nghị đó); kiến nghị ưu đãi riêng cho người lao động, trong đó, HĐQT được hưởng phần nhiều hơn so với người lao động bình thường khác; thực hiện giao dịch nội gián và giao dịch của công ty với
các bên có liên quan của chính họ; sử dụng thông tin, bí quyết và cơ hội kinh doanh của chính công ty để phục vụ lợi ích riêng cho mình và các bên có liên quan (11, tr.64).
Tóm lại, việc áp dụng các quy định pháp luật về HĐQT trong CTCP ở nước ta chưa đạt được mục tiêu điều chỉnh và chưa ngăn ngừa có hiệu quả khả năng lạm dụng quyền lực của người quản lý trong công ty, chưa phải là thể chế giám sát và cân bằng quyền lực giữa các bên trong công ty, nhất là giữa chủ sở hữu và điều hành. Thêm vào đó, trình độ năng lực của thành viên HĐQT còn hạn chế; họ thường chưa phải là những người quản lý chuyên nghiệp (phần lớn họ là vừa là chủ sở hữu và vừa là người quản lý). [11, tr.64, 65].