Đánh giá chung quy định của pháp luật về mô hình quản trị công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 81 - 85)

2.1 .Các mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2014

2.1.1 .Mô hình pha trộn truyền thống

2.8 Đánh giá chung quy định của pháp luật về mô hình quản trị công ty

ty cổ phần Việt Nam.

Như phân tích ở trên, Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà trong đó vấn đề tổ chức quản lý có sự tách bạch rõ ràng giữa nhà đầu tư và người quản lý công ty. Không phải cổ đông nào cũng tham gia vào hoạt động quản lý công ty. Thay vào đó, yếu tố hiệu quả trong kinh doanh được đặt lên trên hết. Vì vậy, pháp luật doanh nghiệp có những quy định nhằm tạo điều kiện sử dụng được nguồn nhân lực có chất lượng tốt nhất phục vụ cho hoạt động kinh doanh kể cả việc thuê người ngoài công ty. Tuy nhiên cũng chính cơ chế này mà nhu cầu kiểm tra giám sát đối với các cơ quan, cá nhân quản lý, điều hành trong công ty là nhu cầu cần thiết, việc Luật doanh nghiệp 2014 mở rộng quyền tự chủ lựa chọn mô hình tổ chức quản lý công ty cổ phần cho nhà đầu tư về cơ bản sự khác biệt giữa các mô hình này chủ yếu là cơ chế giám sát.

Ở mô hình 1. Cơ chế giám sát được thực hiện thông qua một cơ quan giám sát độc lập đó là Ban kiểm soát.

Thiết kế của mô hình 1 đã được áp dụng trong nhiều năm qua và đã mang lại hiệu quả nhất định trong công tác kiểm tra giám sát. Kể từ khi có Luật doanh nghiệp 2014, môi trường kinh doanh đã được cải thiện rõ nét, pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở nước ta nói chung và quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát nói riêng đã có bước phát triển và biến đổi cơ bản theo hướng phù hợp với các thông lệ quản trị quốc tế được thừa nhận.

Ưu điểm của thiết kế này là sự độc lập của Ban kiểm soát trong mối quan hệ với các cơ quan khác trong cấu trúc quản trị công ty giúp nó thực thi chức năng của mình một cách trung thực, khách quan nhất có thể.So sánh với mô hình quản trị công ty cổ phần song lớp của Đức là một mô hình quản trị hoạt động rất hiệu quả trong đó vai trò của Ban kiểm soát rất lớn và hoạt động có hiều quả hơn của chúng ta rất nhiều. Ban kiểm soát là cơ quan giám sát đồng thời là cơ quan lãnh đạo của HĐQT. Dưới cơ chế này BKS có quyền lực rất lớn, nó không những thực hiện quyền giám sát, mà còn bổ miễn nhiệm các thành viên HĐQT, quyết định mức lương của họ đồng thời phê chuẩn hay hủy bỏ những nghiệp vụ trọng đại của công ty. Với cơ chế giám sát như vậy, hoạt động giám sát của BKS ở Đức có hiệu quả cao hơn ở Việt Nam. Trong mô hình quản trị của Đức, có cơ quan Ủy ban giám sát gồm 1/3 là cổ đông trong công ty, 1/3 thành viên là người lao động, 1/3 là cổ đông cấp trên. Ở Việt Nam cho thấy Ban kiểm soát đã chưa thể hiện đầy đủ vai trò bảo vệ cổ đông và nhà đầu tư. Do đó, rủi ro mà nhà đầu tư và cổ đông phải gánh chịu từ “sự lép vế” của Ban kiểm soát là rất lớn. Với tư cách là chủ sở hữu công ty, là cơ quan lập ra Ban kiểm soát cho nên có rất nhiều việc làm sai trái của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của cổ đông nhưng không hề có tiếng nói cảnh báo nào từ Ban kiểm soát cho đến khi sự việc bị phát hiện.

Theo luật định, thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Nghĩa là thành viên Ban kiểm soát sẽ chỉ là một người lao động bình thường, một nhân viên cấp thấp trong công ty. Trong vai trò kiểm soát viên, họ cần độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, còn trong vai trò người lao động, họ chịu sự quản lý của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Một câu hỏi đơn giản là trong hoàn cảnh này, Ban kiểm soát có thể độc lập kiểm soát hoạt động của công ty được không? Chắc chắn là không. Chính

mâu thuẫn giữa hai vai trò này khiến cho thành viên Ban kiểm soát cùng lúc chịu nhiều áp lực và thông thường, họ sẽ chọn lựa vai trò người lao động vì dẫu sao, hàng tháng họ vẫn phải nhận tiền lương của công ty.

Như vậy chúng ta thấy, BKS trong công ty cổ phần tại Việt Nam chưa được đánh giá đúng vị trí vai trò của nó như trong mô hình của Đức. Chính điều này đã làm cho BKS hoạt động không hiệu quả, không bảo vệ được quyền và lợi ích của các cổ đông trong công ty. Pháp luật Việt Nam phải có các quy định cụ thể trong việc quy định chức năng, quyền hạn của Ban kiểm soát.Bên cạnh nhưng ưu điểm trên thì xét về khía cạnh pháp lý và triển khai trên thực tế, pháp luật về quản trị CTCP theo mô hình có Ban kiểm soát cũng đã bộc lộ không ít khiếm khuyết; cụ thể là: (i) Quyền của cổ đông công ty cổ phần vẫn chưa được quy định đầy đủ, và chưa được bảo đảm thực hiện một cách hợp lý; (ii) Cơ chế giám sát trực tiếp của các cổ đông, hoặc gián tiếp thông qua các thể chế như kiểm toán, kiểm soát nội bộ.v.v. . chưa được quy định đầy đủ, hoặc chưa phát huy được hiệu lực như mong muốn; (iii) Các nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật, quản lý điều hành tuy được định hình cụ thể song cần quy định chi tiết và rõ ràng, gồm nghĩa vụ cẩn trọng, nghĩa vụ trung thành và trung thực; (iv) Nhóm người có liên quan cũng như sự giám sát các giao dịch của họ với công ty chưa được quy định đầy đủ, hợp lý và chưa được thực hiện có hiệu quả. (v) Chế độ công khai hoá thông tin cho cổ đông cũng như đối với công chúng còn mờ nhạt, và kém hiệu quả trên thực tế. (vi) Chưa cải thiện được phương thức quản trị của CTCP theo yêu cầu công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường.

Ở mô hình 2,nếu công ty cổ phần chọn tổ chức quản lý theo mô hình không có Ban kiểm soát, khi đó cơ chế giám sát được thực hiện thông qua các thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Đây là điểm mới trong Luật doanh nghiệp 2014 so với Luật doanh nghiệp trước đây.

Thành viên độc lập HĐQT có vai trò rất quan trọng và được quy định rộng rãi trong pháp luật nhiều nước trên thế giới nhằm độc lập giám sát, giảm ngay nguy cơ HĐQT lạm dụng quyền hạn. Vì thành viên HĐQT độc lập không tham gia trực tiếp vào việc quản lý nên ít tồn tại khả năng như các thành viên HĐQT điều hành có thể lạm dụng chức vụ vì lợi ích riêng, thay vì bảo vệ lợi ích của công ty và cổ đông.

Với LDN 2014, ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập, thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty. Do vai trò của các thành viên độc lập HĐQT là giám sát hoạt động của các thành viên HĐQT điều hành và các cán bộ quản lý khác, để làm được điều này, bản thân họ phải độc lập với thành viên HĐQT điều hành và các cán bộ quản lý khác. Mặc dù vậy, sự giám sát của một nhóm thành viên trong HĐQT đối với các thành viên khác được cho là thiếu tính khách quan và hiệu quả so với hoạt động của một cơ quan giám sát độc lập trong cơ cấu quản trị của CTCP theo mô hình truyền thống của LDN 2005. Đây là một vấn đề bất cập cần được hướng dẫn thi hành nhằm phát huy tạo điều kiện cho hoạt động của thành viên độc lập HĐQT. Về tiêu chuẩn thành viên độc lập, các quy định của LDN 2014 về tiêu chuẩn thành viên độc lập HĐQT đã đảm bảo được tính minh bạch, độc lập của thành viên độc lập HĐQT. Tuy nhiên, để lựa chọn và bổ nhiệm thành viên đáp ứng điều kiện trên khá khó khăn.

Trên thực tế lâu nay BKS của Công ty đều do ĐHCĐ hàng năm bầu, hiện nay nếu HĐQT không bầu BKS nữa để áp dụng mô hình quản trị mới là có thành viên HĐQT thì rất dễ khiến cổ đông đặt dấu hỏi phải chăng HĐQT đang thu hẹp quyền của cổ đông, đồng nghĩa tăng quyền cho HĐQT. Mặt khác, tìm nhân sự để giới thiệu ĐHCĐ bầu làm thành viên độc lập cũng là chuyện khó nên doanh nghiệp không mặn mà với mô hình quản trị mới.Tuy nói là độc lập,nhưng

trong nhiều trường hợp vẫn là “ người quen” của những người sở hữu cổ phần lớn tại doanh nghiệp để đảm bảo quyền quyết định, tránh rủi ro cho lượng vốn lớn đầu tư vào công ty.Không ông chủ doanh nghiệp nào lại “dại” gì giới thiệu nhân sự làm thành viên HĐQT độc lập để “cãi” lại mình, Chính bởi vì còn nhiều nghi ngại về tính khả thi, hiệu quả của mô hình quản trị mới nên doanh nghiệp chưa mặn mà áp dụng loại mô hình này.

2.9.Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về mô hình luật doanh nghiệp 2104.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2014 (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)