Nhiệm vụ của phổ biến,giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh (Trang 25 - 26)

Hình thành ý thức pháp luật và thói quen sống theo pháp luật

Sự hình thành, củng cố và phát triển của ý thức pháp luật là một quá trình phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, truyền thống. Vì vậy cần phải thực hiện nhiều hình thức và biện pháp để tạo các khả năng và điều kiê ̣n cho viê ̣c hình thành và phát triển toàn diê ̣n ý thức pháp luâ ̣t của con người. Hoạt động PBGD PL giúp cho mọi thành viên trong xã hội nhận thức được các giá tri ̣ của pháp luâ ̣t , tôn tro ̣ng và chấp hành pháp luâ ̣t ; biết sử du ̣ng pháp luật để tự bảo vệ mình và bảo vê ̣ lợi ích của xã hô ̣i và điều quan tro ̣ng hơn là tạo một thói quen ứng xử hàng ngày theo những chuẩn mực pháp luật.

Góp phần xây dựng văn hóa pháp lý

Văn hóa pháp lý được nhâ ̣n diê ̣n theo ba yếu tố hợp thành đó là : Ý thức pháp luật , hê ̣ thống pháp luâ ̣t và hành vi lối sống theo pháp luâ ̣t . Cũng như những bô ̣ phâ ̣n khác của nền văn hóa dân tô ̣c , văn hóa pháp lý Viê ̣t Nam đang trong quá trình hoàn thiê ̣n để vừa mang tính tiên tiến vừa đâ ̣m đà bản sắc dân tô ̣c. Trong nhà nước pháp quyền XHCN , quan hê ̣ giữa văn hóa pháp lý với những đă ̣c trưng cơ bản như viê ̣c bảo đảm tính tối cao của pháp luâ ̣t, trách nhiệm qua la ̣i giữa nhà nước và công dân…có thể thấy rõ sự tác đô ̣ng và ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa pháp lý tới hoa ̣t đô ̣ng lâ ̣p pháp và tổ chức thi hành pháp luâ ̣t, trong đó có hoa ̣t đô ̣ng phổ biến và giáo du ̣c pháp luâ ̣t.

Bảo đảm tính công khai, minh bạch của pháp luật

Công khai, minh bạch của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật là một nguyên tắc cơ bản, quan trọng của pháp luật thương mại quốc tế, là đòi hỏi của hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng và của hệ thống pháp luật của bất kỳ một nước nào trên thế giới nói chung nếu các quốc gia đó muốn hội nhập một cách bình đẳng vào sân chơi của nền kinh tế quốc tế . Để một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thì yêu cầu về việc đảm bảo tính công khai, minh ba ̣ch. Khi

một văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo được yêu cầu công khai tức là văn bản quy phạm pháp luật đó đã đáp ứng được yêu cầu mà chức năng quản lý xã hội đặt ra. Tính minh bạch của văn bản quy phạm pháp luật chính là tính rõ ràng , rành mạch , thông suốt, tính đúng đắn của cả hệ thống cảc văn bản quy phạm pháp luật.

Là cách thức hiệu quả đưa pháp luật đến với người dân

Trong điều kiê ̣n hiê ̣n nay của nước ta , lượng văn bản quy pha ̣m khá đồ sô ̣, người dân tiếp câ ̣n pháp luật chủ yếu bằng hai con đường chính, một là tự tìm hiểu, tự ho ̣c tâ ̣p trong công viê ̣c và trong cuô ̣c sống thực tế hàng ngày , bằng sự trải nghiệm của mình . Hai là Nhà nước phổ biến , giáo dục pháp luật đến người dân bằng nhiều hình thức. Luâ ̣t phổ biến giáo du ̣c pháp luâ ̣t xác đi ̣nh PBGDPL là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị , trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Nhà nước đảm bảo nguồn lực cần thiết để đưa pháp luâ ̣t đến với người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh (Trang 25 - 26)