nghiê ̣p
Các nguyên tắc PBGDPL là những quy định , quy tắc có tính chỉ đạo xuyên suốt công tác PBGDPL nói chung và PBGDPL trong các khu công nghiệp nói riêng, bảo đảm cho công tác này hiệu quả , thiết thực với đối tượng , địa bàn, bao gồm: (i) Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực; (ii) Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm; (iii) Đa dạng các hình thức PBGDPL , phù hợp
với nhu cầu , lứa tuổi , trình độ của đối tượng được PBGDPL và truyền thống , phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc; (iv) Gắn với viê ̣c thi hành pháp luật , thực hiện nhiê ̣m vu ̣ phát tri ển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân; (v) Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội (Điều 5, Luâ ̣t phổ biến , giáo dục pháp luật).
1.4.6. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiê ̣p trong các khu công nghiê ̣p
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật là cách thức tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, cách tiến hành một hoạt động cụ thể để đạt được mục đích hình thành ở đối tượng tình cảm, tri thức và hành vi pháp lý phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Xét về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật giữ vai trò hỗ trợ hoặc tác động trở lại đối với kết quả chung của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Nếu nội dung pháp luật phù hợp, thiết thực, dễ hiểu, gần gũi nhưng hình thức tổ chức mờ nhạt, thiếu sáng tạo, xa rời thực tiễn thì tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật. Vì lẽ đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được quan tâm ở cả nội dung và hình thức phổ biến, truyền tải pháp luật, thông tin pháp lý để đối tượng được tác động hình thành được thói quen, tình cảm đối với pháp luật và có hành vi xử sự phù hợp, có ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật.
Khoảng 2, Điều 18, Luâ ̣t PBGDPL nêu rõ: “Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp được chú trọng thực hiện thông qua việc phổ biến trực tiếp, niêm yết các quy định pháp luật tại nơi làm việc, tủ sách pháp luật, giỏ sách pháp luật, tờ gấp, lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ” [38].
Ngày 24/02/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án 31 “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử
dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ 2009 đến 2012”. Để thực hiê ̣n có hiê ̣u quả Đề án 31, ngày 15/7/2016 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa XI) ban hành Nghị quyết 4b về “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động trong tình hình mới”. Ngày 25 tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 705/QĐ-TTg Ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017- 2021. Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Đề án 31, Tổng Liên đoàn lao đô ̣ng Viê ̣t Nam đã xác đi ̣nh nhiê ̣m vu ̣ trọng tâm thực hiện Đề án với các h ình thức phổ biến giáo du ̣c pháp luâ ̣t trong các doanh nghiệp. Tâ ̣p trung chủ yếu vào các hình thức phổ biến, giáo dục cụ thể như sau:
Phổ biến trực tiếp từ viê ̣c t ổ chức các lớp tập huấn , hội nghi ̣, hội thảo
truyền truyền PBGDPL, tuyên truyền miê ̣ng. Tuyên truyền miệng về pháp luật là
một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe về lĩnh vực pháp luật trong đó chủ yếu là các văn bản pháp luật đó nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật, niềm tin vào pháp luật và ý thức pháp luật cho người nghe và kích thích người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật. Tuyên truyền miệng về pháp luật có nhiều ưu thế thể hiện ở tính linh hoạt. Người nói có điều kiện thuận lợi để giải thích, phân tích, làm sang tỏ nội dung cần tuyên truyền, hai bên có thể hỏi đáp trực tiếp để đáp ứng yêu cầu của nhau. Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật từ trước đến nay, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tuyên truyền miệng được sử dụng phổ biến, rộng rãi và có mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác.
Phổ biến giáo dục thông qua viê ̣c xây dựng tủ sách, giỏ sách pháp luật. Tủ
sách pháp luật là công cụ hữu hiệu để đưa pháp luật vào hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung, đặc biệt là quá trình điều hành của bộ máy chính quyền cơ sở, và vào đời sống của các cộng đồng dân cư, góp phần tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, đọc các sách, tài liệu pháp luật của tủ sách, người đọc tập hợp nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tế một cách đầy đủ, có hệ thống, chính xác và thống nhất.
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc biên soạn, phát hành tài liệu
pháp luật. Đây là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được áp dụng rộng rãi,
gần gũi với người dân và đóng một vai trò lớn trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, là cẩm nang, phương tiện hoạt động của những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật gồm nhiều loại như đề cương tuyên truyền, văn bản pháp luật, sách hướng dẫn, giải thích pháp luật, sách pháp luật bỏ túi, sách hỏi đáp pháp luật, tờ rơi, tờ gấp, bản tin, tranh áp phích, lịch… Trong tuyên truyền miệng, trong các hoạt động hoà giải, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, công tác giảng dạy và học tập pháp luật trong nhà trường… đều sử dụng tài liệu pháp luật để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt của các câu lạc bộ pháp luật. Đây là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật qua sinh hoạt của hội viên, khách mời để giao lưu, học tập, trao đổi kiến thức pháp luật cần thiết, tạo điều kiện để họ đề đạt và kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến công tác xây dựng, tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật.
Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải cơ sở. Thông
qua ký kết lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công.
Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với từng vụ việc cụ thể, có hiệu quả trực tiếp. Một vụ việc được hòa giải thành có tác dụng truyền tải pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống người lao động một cách tự nhiên. Đặc trưng chính là thông qua việc
giới thiệu văn bản phân tích, hướng dẫn để các bên tranh chấp hiểu văn bản, tự đối chiếu với hành vi của mình và hành vi của phía bên kia để thấy rõ cái đúng, cái sai của cả hai bên, giúp các bên nhận thức pháp luật sâu sắc hơn.
Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua tư vấn pháp luật. Tư vấn pháp luật
là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức xử sự đúng pháp luật; cung cấp, trợ giúp các dịch vụ pháp lý nhờ đó cá nhân, tổ chức thực hiện và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người tư vấn cần có chuyên môn giỏi, có kỹ năng tư vấn, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tư vấn, nếu tư vấn sai phải bồi thường. Trong quá trình tư vấn cán bộ tư vấn nên kết hợp hòa giải. Thông qua tư vấn pháp luật góp phần tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật nhằm nâng cao văn hoá pháp lý cho công dân trong cộng đồng xã hội. Hoạt động tư vấn pháp luật là cầu nối quan trọng giữa người xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật, thực thi pháp luật và những người là đối tượng của việc áp dụng pháp luật. Đặc trưng chính là thông qua việc cung cấp dịch vụ pháp lý, giải đáp pháp luật, hướng dẫn thân chủ ứng xử đúng pháp luật để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ mà nâng cao hiểu biết pháp luật cho họ. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật sẽ giúp các đối tượng nắm bắt được các thông tin pháp lý, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ pháp luật, hướng dẫn phương pháp xử sự các hoàn cảnh cụ thể phù hợp với pháp luật.
Phổ biến giáo du ̣c pháp luâ ̣t thông qua tổ chức tuyên truyền trên các phương tiê ̣n thông tin đa ̣i chúng . Trong đời sống pháp lý, các phương tiện thông tin đại chúng là công cụ, phương tiện hết sức hữu hiệu đưa pháp luật đến với người lao động. Với đặc trưng là tính phổ cập, thường ngày và rộng khắp. Các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo nói, báo viết, báo hình, báo điện tử. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có thể mở chuyên trang, chuyên mục, tổ chức thi
tìm hiểu pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc đưa tin phản ánh lồng ghép với các chuyên mục khác.
Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua thi tìm hiểu pháp luật. Đây là một
trong những hình thức phổ biến giáo dục pháp luật hấp dẫn, có hiệu quả cao, được sử dụng nhiều trong thực tế. Thi tìm hiểu pháp luật có lợi thế là dễ dàng mở rộng được phạm vi đối tượng phổ biến đó là: cả người dự thi và người theo dõi cuộc thi. Đáp ứng được yêu cầu phổ cập pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là người lao động trong các loại hình doanh nghiệp,phát huy được tính tích cực, chủ động của đối tượng dự thi và giúp họ nhận thức sâu sắc hơn nội dung pháp luật cần tìm hiểu. Một lợi thế khác của thi tìm hiểu pháp luật là có thể sử dụng được nhiều phương tiện thông tin đại chúng, bằng nhiều hình thức khác nhau và do đó có thể tổ chức được ở nhiều nơi, nhiều lúc, với phạm vi mức độ khác nhau tùy theo yêu cầu và tình hình đặc điểm cụ thể. Thông qua các hình thức thi, những nội dung pháp luật được chuyền tải đến các đối tượng một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sinh động, tránh được sự cứng nhắc, khô khan; đối tượng tiếp nhận các kiến thức pháp luật một cách thỏa mái và hoàn toàn chủ động.
Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động khác như : Phổ biến,
giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hoá, văn nghệ, đặc biệt là các loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống ; Tổ chức tháng Công nhân . Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hoá, văn nghệ là đưa tinh thần một quy phạm pháp luật, một văn bản pháp luật vào đời sống xã hội bằng “ngôn ngữ” của văn hoá, văn nghệ.
Như vậy, các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đang được sử dụng trong thực tiễn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là rất đa dạng, phong phú đang được vận dụng ngày càng rộng rãi, phổ biến, hình thành nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của công dân. Từ những hình thức trên, tùy vào
điều kiện khác nhau của đơn vị, đối tượng, mà lựa chọn một hoặc một vài hình thức kết hợp với nhau để phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng, nhằm đạt được mục đích và đem lại hiệu quả cao nhất.
Kết luận Chƣơng 1
Trong Chương này Luận văn đã đề cập đến một số vấn đề chung của Phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong đó đi sâu phân tích khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật. Nghiên cứu cơ sở pháp lý của phổ biến, giáo dục pháp luật và quá trình hình thành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Trên cơ sở đó Luận văn cũng đã phân tích mục đích, vai trò và nhiệm vụ của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và những đặc điểm của phổ biến giáo dục pháp luật trong các khu công nghiệp. Từ những phân tích, đánh giá ở Chương 1 làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng và nêu lên quan điểm, giải pháp thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh được đưa ra ở Chương 2 và Chương 3.