Đặc điểm cơ bản của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh (Trang 41 - 43)

Về điều kiện tự nhiên

Bắc Ninh là một tỉnh thuô ̣c cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Bắc Ninh. Là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu của Bắc Ninh với bên ngoài.

Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 803,87km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%, đất lâm nghiệp 0,7%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5%, đất chưa sử dụng còn 11,1%.

chính bao gồm thành phố Bắc Ninh và 7 huyện, thị xã với 126 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 102 xã, 17 phường và 7 thị trấn.

Về văn hóa- xã hội

Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2017, Bắc Ninh dân số hơn 1 triệu người, trong đó dân cư nông thôn chiếm trên 74,1%, dân số thành thị chiếm 25,9%. Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dân số nông thôn. Bắc Ninh không giàu về tài nguyên khoáng sản nhưng là một trong những miền quê “địa linh nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch sử, văn hóa. Tiêu biểu là chùa, đền, đình, miếu, các loại hình nghệ thuật dân gian gắn liền với các lễ hội, các làng nghề truyền thống.

Về phát triển kinh tế và quy hoạch đô thị

Ngay từ khi tái lập, bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ cấp bách Bắc Ninh đã quan tâm tới công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng, quy hoạch xây dựng, chương trình phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch các ngành, lĩnh vực và đất đai. Đến nay , hệ thống đô thị đã được mở rộng với diện tích khoảng 205 km2, tăng hơn 8 lần so với khi tái lâ ̣p tỉnh (năm 1997). Toàn tỉnh có 1 đô thị loại II, 1 đô thị loại IV và 6 đô thị loại V, gần 64 khu đô thị và hơn 200 khu nhà ở, khu dân cư dịch vụ được quy hoạch với tổng diện tích khoảng 6.700ha. Từ một tỉnh thuần nông, Bắc Ninh đã vươn lên cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp với sự đồng bộ trong phát triển các khu công nghiệp. Năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 765,6 nghìn tỷ đồng (tương đương 34,2 tỷ USD ), gấp 1.186 lần năm 1997, sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh đã xếp thứ 2 cả nước [47].

Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo

Với quan điểm là lấy công nghiệp “nuôi” nông nghiệp và “lấy thu từ Bắc Ninh đầu tư ngay cho Bắc Ninh”, việc làm và thu nhập của người lao động tăng, an sinh xã hội được đảm bảo, mức sống dân cư được cải thiện rõ rệt. Thu nhập

bình quân đầu người năm 2016 tăng gấp 16,7 lần năm 1997. Năm 1997, chỉ số phát triển con người (HDI) của Bắc Ninh mới đạt 0,67 và ở nhóm tỉnh có HDI thấp. Năm 2016, HDI của Bắc Ninh đã đạt 0,84 và thuộc nhóm cao. Hệ số chênh lệch giàu nghèo (Gini) luôn ở ngưỡng an toàn.

Không có đất đai quá rộng lớn, là tỉnh có diê ̣n tích tự nhiên bé nhất cả nước nhưng Bắc Ninh tập trung vào cơ chế đầu tư thống thoáng, quy hoạch rõ ràng để thu hút doanh nghiệp. Theo đó Bắc Ninh hướng tới phát triển công nghiệp, xây dựng. Nếu như năm 1997, khu vực nông nghiệp đóng góp hơn 45% thì đến nay chỉ còn 5,8% tỷ trọng. Ngược lại khu vực công nghiệp xây dựng tăng nhanh từ mức 23,8% lên 73,7% hiện nay. Công nghiệp chính là động lực tăng trưởng cho tỉnh khi giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành năm 2016 đạt 765,8 nghìn tỷ đồng, gấp gần 1.200 lần so với mốc 646 tỷ đồng năm 1997. Kinh tế phát triển khiến thu Ngân sách nhà nước của Bắc Ninh cũng vượt bậc. Từ năm 2011, Bắc Ninh là 1 trong 13 địa phương có điều tiết Ngân sách nhà nước về trung ương. Năm 2016, tổng thu Ngân sách nhà nước ước đạt 17 nghìn tỷ đồng, gấp 85,7 lần năm 1997, đứng thứ 10 cả nước [47].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh (Trang 41 - 43)