Về nội dung, đối tượng phổ biến,giáo dục pháp luật trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh (Trang 61 - 71)

khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

2.2.3.1. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật a. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động

Một trong những giải pháp hàng đầu để xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong mỗi doanh nghiệp là phải nâng cao hiểu biết về pháp luật cho người lao động. Có hiểu biết pháp luật thì người lao động mới có ý thức chấp hành và có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, nhờ đó mới hạn chế được hiện tượng đình công, kiện tụng, tranh cãi... trong mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với công nhân, công tác PBGDPL cho người lao đô ̣ng trong các khu công nghiệp Bắc Ninh đã được các cơ quan chức n ăng, nhất là tổ chức công đoàn đặc biệt quan tâm, chú trọng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc người lao động bị chèn ép, mất quyền lợi là vì chính họ không biết và không hiểu rõ những quy định của pháp luật. Trong khi đó, người sử dụng lao động là người có trình độ, năng lực, hiểu biết về pháp luật nên thường tìm mọi cách để lách luật với mục đích tối đa hóa lợi nhận, dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong quan hệ lao động và hậu quả là người lao động bị thiệt thòi. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cung cấp những thông tin, kiến thức, nội dung pháp

luật cần thiết cho người lao đô ̣ng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Do vâ ̣y nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ dừng lại ở việc thông tin về pháp luật, mà còn bao hàm cả việc tuyên truyền các chính sách, các chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Trong những năm qua, xuất phát từ tính đặc thù của mỗi loại đối tượng mà các cấp công đoàn khu công nghiệp Bắc Ninh luôn quan tâm lựa chọn nô ̣i dung giáo dục pháp luật phù hợp nhằm mạng lại hiệu quả cho từng đối tượng khác nhau là mục tiêu mà các cấp công đoàn đặt ra. Nô ̣i dung PBGDPL cơ bản được thực hiê ̣n theo quy đi ̣nh ta ̣i khoản 1, Điều 18 Luâ ̣t PBGDPL đó là : “Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tập trung vào quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, pháp luật về việc làm, an toàn vệ sinh lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật công đoàn và các quy định khác của

pháp luật về lao động” [38]. Nhìn chung, nội dung của phổ biến, giáo dục pháp

luật cho người lao đô ̣ng có thể phân ra thành 3 nhóm cơ bản:

(i) Những nội dung pháp luật bắt buộc phải phổ biến, giáo dục đến người lao đô ̣ng. Người lao đô ̣ng phải hiểu biết pháp luật ở mức độ cần thiết, tối thiểu để phục vụ cho cuộc sống, lao động, sinh hoạt hàng ngày như Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Giao thông đường bộ.

(ii) Những nội dung bắt buộc phải phổ biến, giáo dục đến một số đối tượng nhất định do liên quan đến nghề nghiệp, lớp tuổi, giới tính… hoặc cần thiết để phục vụ cho một loại hoạt động nào đó, nói cách khác, những tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng áp dụng của văn bản pháp luật, có nghĩa vụ thực hiện văn bản hay quy định pháp luật đó thì phải được phổ biến, giáo dục. Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp thì số người lao đô ̣ng nói chung số lao đô ̣ng nữ nói riêng đặc biệt tăng nhanh. Trong số hơn 247.228 lao động tại các khu công nghiệp, thì lao đô ̣ng nữ chiếm tỷ lệ đa số với 160.706 người (chiếm 65%).

Bên ca ̣nh nô ̣i dung PBGDPL cho người lao động nói chung thì đối tượng với những đặc thù về giới các cấp công đoàn xác đi ̣nh những nô ̣i dung riêng . Trách nhiệm, tác phong công nghiệp chưa cao, đặc biệt sự hiểu biết về pháp luật lao động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc và gia đình, kiến thức thực tế và xã hội còn rất hạn chế . Hàng năm, Ban Nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh đã tích cực, chủ động tham mưu với Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh phối hợp với công đoàn các khu công nghiệp đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luâ ̣t về bình đẳng giới , phòng chống bạo lực gia đình tác hại của bạo lực gia đình, Luật hôn nhân và gia đình, Nghị định 85/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về chính sách đối với lao động nữ . Trong năm năm qua đã biên soạn , in và cấp phát miễn phí gần 900.000 các loại tờ rơi và tổ chức 113 lớp tập huấn cho 475.246 lượt nữ công nhân lao động ở khu công nghiệp [12].

(iii) Những nội dung bắt buộc phải phổ biến, giáo dục đến những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn, như Luật phòng chống Ma tuý, Luật khiếu nại, tố cáo, Luật phòng chống HIV/AIDS, Luâ ̣t Hình sự, Luâ ̣t cư trú.

Năm Đình công Trô ̣m cắp Đánh nhau Tai na ̣n lao đô ̣ng

2013 4 30 5 6 2014 13 25 1 1 2015 9 19 1 1 2016 3 3 0 2 2017 0 1 0 0 Bảng 2.4: Thống kê tình hình vi phạm pháp luật

(Báo cáo tổng kết Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho NSDLĐ và NLĐ trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn từ 2009 - 2012 và 2013 - 2016 [46]).

Qua bảng số liê ̣u trên cho thấy do ý thức pháp luâ ̣t còn ha ̣n chế , tình hình vi pha ̣m pháp luâ ̣t đă ̣c biê ̣t là trô ̣m cắp tài sản , đình công, ngưng viê ̣c tâ ̣p thể

trong các khu công nghiệp Bắc Ninh vẫn còn diễn biến phức ta ̣p . Các cấp công đoàn đã tích cực vâ ̣n đô ̣ng người lao đô ̣ng tham gia tìm hiểu pháp luâ ̣t nhằm nâng cao hiểu biết cho người lao đô ̣ng tuy nhiên tình trạng vi phạm vẫn xảy ra hàng năm. Điển hình như năm 2014, Cơ quan điều tra Công an huyện Yên Phong đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 4 đối tượng trộm cắp tài sản của công ty Samsung, khu công nghiệp Yên Phong.

Thực tế công tác PBGDPL trong các khu công nghiệp cho thấy còn một đối tượng chưa được quan tâm phổ biến phù hợp đó là người nước ngoài . Tính đến tháng 6 năm 2017, các khu công nghiệp Bắc Ninh đã thu hút được 1.086 dự án đầu tư, trong đó, có 659 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (dự án FDI) được thực hiện bởi các nhà đầu tư đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới, thu hút 3.326 lao động là người nước ngoài làm việc trong các khu công nghiệp Bắc Ninh. Con số này biến động thường xuyên, nên việc quản lý cũng không hề đơn giản. Bài toán đặt ra đối với các nhà quản lý, ngành chức năng chính là việc quản lý , giám sát đối tượng lao động này như thế nào để vừa bảo đảm nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội, vừa đảm bảo ho ̣ thực hiê ̣n nghiêm túc pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam và pháp luâ ̣t Quốc tế có liên quan nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cả nơi làm việc và nơi cư trú.

Để giải quyết vấn đề trên , ngày 22/5/2013, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành kèm theo Quyết định 195/2013/QĐ-UBND “Quy chế phối hợp quản lý nhà nước trong tuyển dụng và quản lý lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”. Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuyển dụng, quản lý lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh và trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc tuyển dụng, ký hợp đồng, quản lý và sử dụng lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh… nhằm tạo sự thống nhất, bảo đảm thực hiện có hiệu

quả công tác quản lý nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc chấp hành các quy định có liên quan đến hoạt động tuyển dụng, quản lý lao động là người nước ngoài.

Tuy nhiên Điều 5, Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền gia nhập công

đoàn“Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh

nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Như vâ ̣y người

lao động nước ngoài tại Việt Nam hiện nay không được phép tham gia tổ chức công đoàn bởi tổ chức công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội nằm trong hệ thống chính trị Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy hiện nay có 3.326 lao động là người nước ngoài làm việc trong các khu công nghiệp Bắc Ninh la ̣i không phải là đối tượng để t ổ chức công đoàn có trách nhiệm chủ trì vận động tìm hiểu, học tập pháp luật.

b. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người sử dụng lao động

Trong những năm qua, bên cạnh những những kết quả đa ̣t được trong sản xuất kinh doanh thì tình hình thực tế cũng cho thấy hiện tượng vi phạm các chế độ chính sách đối với người lao động, nhất là ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn khá phổ biến. Cụ thể, từ phía người sử dụng lao động, vẫn còn tình trạng ký hợp đồng lao động không đúng quy định; không ký kết thỏa ước lao động tập thể; chưa xây dựng thang, bảng lương, quy chế nâng lương, thưởng; buộc công nhân làm tăng ca, quá giờ quy định; xây dựng định mức lao động quá cao; không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động; chưa thực hiện đầy đủ các chế độ thù lao làm việc trong môi trường độc hại; chế độ cho nữ công nhân lao động.

Với những hạn chế về trình độ, kiến thức về pháp luật, quản lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên chủ doanh nghiệp luôn phải đối diện với nhiều rủi ro pháp lý nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế thượng tôn pháp luật trong điều kiện hiện nay. Việc thiếu kiến thức, hiểu biết về pháp luật sẽ dẫn

đến chủ doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng mà không biết tự bảo vệ mình. Như vậy vấn đề đặt ra là cần thiết phải phổ biến giáo dục pháp luật cho người sử dụng lao động nhằm hai mục đích, đó là:

Thứ nhất: nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật tránh tình trạng

người sử dụng lao động lách luật vi phạm quyền lợi chính đánh của người lao

động. Tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật lao động trong việc ký hợp đồng lao động, ký thỏa ước lao động tập thể, đăng ký thang bảng lương, xây dựng và áp dụng nội quy lao động trong doanh nghiệp, thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động, thực hiện các quy định về Bảo hiểm xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ lao động gây ra tranh chấp lao động làm xáo trộn hoạt động của doanh nghiệp và gây mất an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Điển hình như cuộc đình công ở Công ty TNHH BuJeon bắt đầu từ khoảng 8-23h ngày 23/1/2014 với sự tham gia của gần 1.000 công nhân. Nguyên nhân của cuộc đình công là do hơn một năm phía công ty không hề tăng lương cho nhân viên, không thưởng Tết.

Thứ hai: nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người sử dụng lao động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của chính doanh nghiệp khi tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ năm 2013 đến nay trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã xảy ra 29 vụ đình công, ngưng viê ̣c tâ ̣p thể . Năm 2013 xảy ra 03 vụ, năm 2014 xảy ra 13 vụ, năm 2015 xảy ra 09 vụ, năm 2016 xảy ra 04 vụ, năm 2017 tính đến tháng 6 chưa có vu ̣ đình công, ngưng viê ̣c tâ ̣p thể nào xảy ra trên địa bàn . Điều đáng nói là số lượng công nhân tham gia đình công rất lớn , lớn nhất là trên 1.000 người, thời gian đình công, ngưng việc tập thể kéo dài nhất là 03 ngày điều đó đã là m ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , đến thu nhập của công nhân cũng như tình hình an ninh chính trị, trâ ̣t tự an toàn xã hô ̣i trên đi ̣a

bàn. Nổi bâ ̣t nhất là các vu ̣ ngưng viê ̣c tâ ̣p thể diễn ra trong năm 2014. Trong khi cả năm 2013 trên địa bàn tỉnh chỉ xảy ra 3 vụ ngừng việc tập thể thì chưa đầy 1 tháng đầu năm 2014, ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng đã xảy ra 3 vụ khiến cho quan hệ lao động ở các doanh nghiệp đó trở nên “nóng bỏng”. Một điểm chung là cả ba vụ ngừng việc tập thể của người lao động đều diễn ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nguyên nhân ở cả ba vụ do chủ doanh nghiệp đều “ăn bớt” quyền lợi của người lao động.

Mô ̣t trong những sai pha ̣m phổ biến của các doanh nghiê ̣p trên đi ̣a bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay là tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH. Để khắc phu ̣c tình trạng này BHXH tỉnh Bắc Ninh vừa ký quy chế phối hợp số 1075/QCPH- LĐLĐ-BHXH về việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu trong việc khởi kiện ra tòa án đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. Quy chế này nhằm tăng cường sự phối hợp trong việc thực hiện khởi kiện các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. Tuy nhiên thực tế vấn đề nợ tiền đóng và trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động vẫn diễn biến phức tạp và đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt trong mấy năm gần đây. Thống kê vào tháng 10/2016 của cơ quan BHXH tỉnh, hiện toàn tỉnh có khoảng 2.798 đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN (từ 01 tháng trở lên) với số tiền lên đến hơn 271 tỉ đồng, chiếm 6,35% tổng số thu. Tình trạng nợ xảy ra ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp nợ kéo dài với số tiền lớn. Trong tổng số 2.798 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nợ thì có 445 đơn vị nợ từ 6 tháng trở lên với số tiền 118 tỉ đồng. Nhiều doanh nghiệp nợ kéo dài từ 5 đến 8 năm, có đơn vị nợ cả tiền đóng và tiền lãi lên đến 11 tỉ đồng… Qua số liệu khảo sát và những phân tích trên cho thấy nhu cầu cần được PBGDPL, nâng cao sự hiểu biết cho chủ doanh nghiệp là hết sức cần thiết, đòi hỏi sự chung tay, trách nhiệm của các cơ quan Sở, ban, ngành, hiệp hội, đoàn thể, tổ chức của tỉnh đối với người sử dụng lao

động trong các doanh nghiệp , trong đó có vai trò quan tro ̣ng của các tổ chức công đoàn.

Thực tế giáo dục pháp luật cho người sử dụng lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh thời gian qua cho thấy nội dung giáo dục mang tính chung chung, đại trà, không có sự phân loại cho từng loại hình doanh nghiệp. Việc soạn thảo những tài liệu để tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật chưa có hệ thống. Chủ yếu biên soạn theo từng chiến dịch, thời điểm, không sâu. Bên cạnh đó chủ doanh nghiệp thường không trực tiếp đến dự mà ủy quyền cho cán bộ phòng ban phụ trách, trực tiếp làm việc ở các lĩnh vực có liên quan ở doanh nghiệp đến dự. Điều này dẫn đến chất lượng giáo dục không mang lại hiệu quả cao vì thực chất người được giáo dục không có quyền quyết định, chỉ có quyền tham mưu, giúp việc... Đặc biệt, viê ̣c PBGDPL đối với những chủ sử dụng lao

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)