Đánh giá hoạt động phổ biến,giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh (Trang 81 - 93)

công đoàn trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2.3.2.1.Những kết quả đạt được và nguyên nhân

a. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, trong những năm qua , Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban M ặt

trận Tổ quốc cùng các đoàn thể nhân dân trong tỉnh và các cơ quan chức năng đã ban hành nhiều văn bản nhằm cu ̣ thể hóa và triển khai Luâ ̣t ban phổ biến , giáo dục pháp luật nhất là phổ biến, giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp. Hệ thống văn bản về cơ bản được ban hành tương đối đầy đủ để triển khai thi hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc triển khai các hoạt động giáo dục

pháp luật trong doanh nghiệp như: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1385/QĐ-UBND ngày 04/3/2013 về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phổ biến giáo du ̣c pháp lu ật ta ̣i các doanh nghiê ̣p t ỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó Sở Tư pháp hàng năm đã xây dựng kế hoạch cho các sở ban ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ trong việc thực hiện các tiểu đề án đã xây dựng các kế hoạch thực hiện. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch số 10/KH-SLĐTBXH ngày 12/4/2013; số 22/KH-SLĐTBXH ngày 09/06/2014 về việc tuyên truyền, phổ biến Pháp luật. Bên cạnh đó còn ban hành kế hoạch về thực hiện chương trình nâng cao chất lượng thương lượng và thỏa ước lao động tập thể; kế hoạch số về thực hiện nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn.

Thứ hai, nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

nói chung và giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng thường xuyên được kiện toàn và củng cố đã mang lại hiệu quả cao.

Về Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật. Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp từng bước được củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động theo hướng bảo đảm tính thiết thực, tính chủ động của các cơ quan thành viên. Hội đồng là tổ chức phối hợp chỉ đạo giữa các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh đã tiếp tục được kiện toàn với 28 thành viên, Tổ thư ký giúp việc gồm 26 thành viên, ban hành Quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Hội đồng phụ trách ngành, lĩnh vực, địa phương, từng bước đưa hoạt động của Hội đồng đi vào nề nếp hiệu quả . Từ năm 2013 đến nay, hàng năm đều ban hành Kế hoạch công tác PBGDPL và Kế hoạch kiểm tra công tác PBGDPL, Hướng dẫn, chỉ đạo về tuyên truyền, phổ biến các văn bản Luật mới ban hành. Tổ chức 18 đoàn kiểm tra tại 40 lượt đơn vị

[44]. Hoạt động của Hội đồng đã từng bước được duy trì và nâng lên về chất lượng, hiệu quả thiết thực.

Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật. Trong thời gian qua, UBND tỉnh, UBND cấp huyện đã tiến hành củng cố, kiện toàn mạng lưới báo cáo viên cấp tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã theo quy định tại Thông tư số 21/2013/TT- BTP ngày 18/12/2013 của Bộ Tư pháp. Hiện nay, cấp tỉnh có 63 báo cáo viên pháp luật, cấp huyện có 211 báo cáo viên và cấp xã có 632 tuyên truyền viên [45]. Tập trung bồi dưỡng, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Bên cạnh đó, đội ngũ báo cáo viên cấp ủy của tỉnh, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy tiếp tục được củng cố, kiện toàn tham gia tích cực trong công tác PBGDPL.

Bên ca ̣nh đó , hàng năm các ngành chức năng đã thực hiện tốt việc bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng là báo cáo, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ pháp chế của các sở, ban, ngành tỉnh và doanh nghiệp do tỉnh quản lý. Toàn tỉnh đã tổ chức 57 hội nghị với 1.986 lượt người tham dự cho các đối tượng nói trên [45].

Thứ ba, sự phối hợp ba bên giữa các cơ quan quản lý nhà nước về lao

động, tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động các cấp trong viê ̣c phổ biến giáo dục pháp luật tại các khu công nghiệp được tăng cường góp phần xây dựng

mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong mỗi doanh nghiệp.

Công tác PBGDPL cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thời gian qua được các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức đoàn thể các cấp trong tỉnh tích cực triển khai trong đó công đoàn các cấp đóng vai trò tích cực, chủ động đã thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Bắc Ninh nói riêng và các

doanh nghiệp của Việt Nam nói chung, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Liên đoàn lao động tỉnh phối hợp với các tổ chức công đoàn cơ sở t ổ chức tư vấn lưu động, tập huấn kỹ năng cho công nhân nòng cốt được 85 buổi với 4.700 lượt công nhân lao động tham gia. Tổ chức đối thoại giữa công nhân lao động với các bên liên quan gồm: Đại diện doanh nghiệp, LĐLĐ tỉnh, các Ban ngành tỉnh, huyện, chính quyền xã, thôn, chủ nhà trọ được 41 buổi với trên 2.900 lượt người tham gia. Phối hợp với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, đã phát hành trên 440.000 tờ rơi, tờ gấp với nhiều nô ̣i dung tuyên truyền pháp luật lao động, về công tác an toàn , vê ̣ sinh lao đô ̣ng , Luật BHXH, BHYT, Luật phòng chống tham nhũng... Ngoài ra, Liên đoàn lao động triển khai tặng 1800 đầu sách các loại và 50 tủ đựng sách cho công nhân lao động tại nhà trọ đông công nhân ở khu công nghiệp [45]. Phối hợp với các Ban, nghành trong tỉnh giải quyết hiệu quả những bức xúc của Công nhân lao động, xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ. Kịp thời giải quyết các cuộc tranh chấp lao động (đình công, lãn công) giữa người lao động và người sử dụng lao động. Công đoàn các khu công nghiệp cũng phối hợp tổ chức phát đô ̣ng rô ̣ng rãi 6 cuô ̣c thi tìm hiểu pháp luật thu hút hàng chu ̣c nghìn người tham gia.

Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tổ chức được 74 lớp tuyên truyền và tâ ̣p huấn về pháp luâ ̣t lao đô ̣ng , an toàn vệ sinh lao động với trên 4.970 người tham dự bao gồm các lãnh đạo các doanh nghiệp, cán bộ nhân sự, cán bộ làm công tác an toà n ở các doanh nghiê ̣p và người lao động. Song song với chương trình phổ biến giáo dục pháp luật theo các hình thức trên, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội đã tổ chức tư vấn trực tiếp, gián tiếp, vừa kiểm tra vừa tư vấn phổ biến pháp luật, ... cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiê ̣p trên địa bàn tỉnh. Qua đó đã giải đáp gần 500 tình huống pháp luật về lao động cho doanh nghiệp liên quan đến các lĩnh vực tiền lương , bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế , bảo hiểm thất

nghiệp, lao động nước ngoài, an toàn lao động, ... trong đó, có nhiều tình huống pháp lý phức tạp cần có sự tham gia phối hợp của nhiều sở, ban, ngành.

Bên ca ̣nh đó viê ̣c PBGDPL trên các phương thiện thông tin đại chúng

thường xuyên được các cấp công đoàn phối hợp thực hiê ̣n như: Cổng thông tin điện tử tỉnh, trang thông tin điện tử các ngành. Phối hợp với Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh và truyền hình của tỉnh, Đài Truyền thanh các huyện thị xã, thành phố đăng các tin, bài, phóng sự tập trung tuyên truyền phản ánh các nội dung liên quan đến việc triển khai phổ biến các văn bản pháp luật ta ̣i các doanh nghiê ̣p . Các Sở, ngành tỉnh tiếp tục duy trì 22 ấn phẩm, bản tin, thông tin phát hành hàng tháng, hai tháng và hàng quý có nô ̣i dung PBGDPL.

Thứ tư, nỗ lực đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức phổ biến, giáo

dục pháp luật.

Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong các khu công nghiệp đang được cải tiến và đa dạng hóa. Nhằm nâng cao hiệu quả, các cơ quan chức năng luôn cố gắng đổi mới nội dung, cách làm, đa dạng hóa hình thức thông tin tuyên truyền bằng các biện pháp như: phát triển số lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên; bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng của đội ngũ này; thành lập mạng lưới các trung tâm tư vấn, văn phòng tư vấn pháp luật; xây dựng nhiều tổ tư vấn lưu động; tổ chức các buổi nói chuyện định kỳ hoặc đột xuất cho công nhân, mô hình “Ngày pháp luật”, “Tháng công nhân”…; tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật; in ấn và phát tờ rơi; phát hành đĩa CD; xây dựng tủ sách pháp luật; sân khấu hóa (sáng tác và biểu diễn các tiểu phẩm); sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, báo chí… các hình thức này đã được công nhân lao động đón nhận và chủ doanh nghiệp vào cuộc, tạo điều kiện.

Nhìn chung, nội dung phổ biến, giáo dục có trọng tâm, sâu sắc hơn, thiết thực hơn, phù hợp với nhu cầu của người lao động, giúp người lao động hiểu rõ

pháp luật có liên quan đến người lao động, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ lao động, nhằm góp phần làm ổn định doanh nghiệp và tình hình an ninh trật tự, kinh tế - xã hội của địa phương.

b. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Thứ nhất, trên cơ sở quan điểm, tư tưởng chỉ đạo tại Chỉ thị số 32-CT/TW

ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL và Thông báo kết luận số 74-TB/TW ngày 11/5/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW thì quan niệm về trách nhiệm thực hiện công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Từ quan niệm ban đầu là công tác PBGDPL là của riêng Ngành Tư pháp, do Sở Tư pháp chịu trách nhiệm triển khai, đến nay, nhiều ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương đã thực sự quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.

Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quy định pháp luật ở các doanh nghiệp. Kịp thời nhắc nhở, xử lý đối với các doanh nghiệp vi phạm nhờ vậy các chủ doanh nghiệp cũng nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần hạn chế việc tranh chấp lao động, từng bước cải thiện mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Thứ ba, công tác tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng hoạt động

cho đội ngũ cán bô ̣ công đoàn . Xây dựng được đội ngũ cán bô ̣ công đoàn trong doanh nghiệp có đủ trình độ, năng lực hoạt động thực tiễn. Nhiều cán bộ công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp có tinh thần tích cực ham học hỏi, tiếp thu, lĩnh hội kiến thức được tập huấn để triển khai, áp dụng trong đơn vị cơ sở. Ngoài ra, tại một số doanh nghiệp quy mô lớn, ổn định, chủ doanh nghiệp đã có sự quan tâm đến công đoàn, tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động.

a. Những hạn chế

Những năm qua , các tổ chức Đảng , chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là tổ chức Công đoàn đã quan tâm đẩy mạnh và đa dạng hóa nội dung, hình thức phổ biến giáo du ̣c pháp luâ ̣t . Tuy nhiên, thực tế cho thấy , bên cạnh những mặt mạnh , tổ chức và hoạt động phổ biến , giáo dục pháp luật . Chủ trì vận động người lao động tham gia tìm hiểu pháp luật của tổ chức công đoàn của các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh còn bộc lộ một số hạn chế sau:

Thứ nhất, những hạn chế về các điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả phổ biến giáo dục pháp luật

- Vẫn còn một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức đến việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chưa quan tâm chỉ đạo tổng kết và nhân rộng các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật tốt tại cơ sở. Còn tình trạng một số doanh nghiệp coi phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ riêng của các cơ quan nhà nước, thiếu kiểm tra, đôn đốc thường xuyên. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, lãnh đạo quản lý chưa tích cực tham gia vào các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; chưa thực sự gương mẫu chấp hành pháp luật, từ đó làm ảnh hưởng không tốt đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Công tác PBGDPL cho người lao động trong doanh nghiệp chưa huy động được nhiều chủ thể tham gia, chủ yếu công tác giáo dục cho đối tượng đặc thù này được tiến hành do tổ chức công đoàn.

- Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL một số đơn vị chậm được kiện toàn. Vai trò tham mưu của cơ quan thường trực và sự phối hợp giữa các ngành thành viên trong việc PBGDPL còn hạn chế, chưa được chặt chẽ và thường xuyên dẫn đến thực trạng công tác PBGDPL chỉ diễn ra theo từng đợt, có nơi còn “khoán” cho cơ quan tư pháp.

- Nguồn kinh phí cho biên soạn và cung cấp các tài liệu như sách bỏ túi , tờ rơi, áp phích; kinh phí bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp làm công tác tuyên truyền, PBGDPL và các hoạt động PBGDPL và việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác còn hạn chế. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thực được bố trí kinh phí thực hiện rất ít năm 2013 được 37 triệu đồng, 2014 không có, năm 2015 được 39,8 triệu đồng, năm 2016 được 40 triệu đồng, năm 2017 được 40 triê ̣u đồng [26], do vâ ̣y để thực hiện tốt công tác PBGDPL Sở luôn luôn lồng ghép với các chương trình khác có kinh phí. Liên đoàn lao động tỉnh kinh phí hàng năm không có, nguồn kinh phí để Liên đoàn lao động tỉnh thực hiện công tác này chủ yếu từ nguồn của chính LĐLĐ và nguồn kinh phí từ việc phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Công an tỉnh thực hiện các chương trình phổ biến giáo dục pháp luật và phòng chống tội phạm, ma tuý, HIV/AIDS.

Thứ hai, những hạn chế trong tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật

- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn chưa đến được số đông người lao động trực tiếp sản xuất và những người làm việc phân tán, lưu động, chủ yếu mới chỉ đến cán bộ công đoàn cơ sở. Công tác phổ biến, giáo dục vẫn chỉ với tới những việc dễ, những nơi dễ thâm nhập, dễ thành công. Việc PBGDPL cho người sử dụng lao động, nhất là người nước ngoài chưa được quan tâm đầu tư thỏa đáng.

- Các khu vực doanh nghiệp FDI, việc thành lập tổ chức công đoàn chỉ mang tính hình thức, đối phó, chủ doanh nghiệp không quan tâm đến công đoàn, thậm chí có doanh nghiệp người sử dụng lao động tìm mọi cách để ngăn cản việc thành lập tổ chức công đoàn.

- Chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở đôi khi chưa đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra. Đa số cán bộ công đoàn là kiêm nhiệm, phụ thuộc hoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh (Trang 81 - 93)