Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động phổ biến,giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh (Trang 47 - 52)

dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Phổ biến, giáo dục pháp luật trong các khu công nghiệp có tác động quan trọng và trực tiếp đối với việc trang bị tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, ý thức về trách nhiệm pháp lý và khả năng tiến hành các hành vi đúng đắn, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động. Thực tế cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật trong công nhân lao động hiện nay vẫn diễn ra có chiều hướng gia tăng, trật tự pháp luật, kỷ cương xã hội chưa được coi trọng, ý thức tự giác tôn trọng pháp luật chưa cao. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó còn

có mô ̣t số bất câ ̣p do các yếu tố tác đô ̣ng. Viê ̣c xác định các yếu tố tác động đến hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đề ra những biê ̣n pháp khắc phu ̣c và nâng cao hi ệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Những yếu tố dưới đây có ảnh hưởng nhất đi ̣nh đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh.

Một là: Trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động

Nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động được xác định là một trong những chương trình trọng tâm trong hoạt động công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2018.

Năm TS lao động (người) Lao động có chuyên môn kỹ thuật (%) - ĐH, CĐ, TC Lao động phổ thông (%) Lao động khác (phục vụ, nấu ăn ...) 2013 129.423 20,33 78,1 1,57 2014 172.461 21,61 75,9 2,49 2015 204.873 21,67 75,2 3,13 2016 231.341 21,42 75,2 3,38 2017 247.228 21,57 75,1 3,32

Bảng 2.1: Thống kê trình độ học vấn của người lao động

(Trích Kỷ yếu Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, 20 năm xây dựng và phát triển [47])

Thực tế cho thấy, hiê ̣n nay tỷ lệ ngườ i lao đô ̣ng có trình đô ̣ thấp và không đều lao động có chuyên môn kỹ thuật chỉ đạt trên 20% còn là con số khá khiêm tốn. Đa số công nhân lao động có tay nghề bậc cao thường tập trung ở các ngành nghề điện tử , cơ khí, xây dựng và ở các ngành kinh tế mũi nho ̣n . Trình độ ho ̣c vấn, kỹ năng nghề nghiệp , điều kiê ̣n làm viê ̣c của người lao động sẽ tạo điều kiện thuận lợi, nhưng cũng tác động không nhỏ đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, làm cho công tác này ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Hai là: Vấn đề nhà ở cho người lao động

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nhu cầu về nhà ở cho công nhân đang trở thành một vấn đề hết sức bức thiết. Hiện các khu công nghiệp Bắc Ninh đã thu hút được 1.086 dự án đầu tư. Với 736 doanh nghiệp đi vào hoạt động, các khu công nghiệp Bắc Ninh sử dụng trên 247.228 lao động, trong đó lao động ngoại tỉnh chiếm tới trên 70%. Với định hướng phát triển các khu công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, dự kiến số lao động tăng bình quân hàng năm từ 10.000-15.000 người [47].

Năm TS lao động (người) Lao động nội tỉnh (người) Lao động Ngoại tỉnh (người) Tỷ lệ lao động ngoại tỉnh/TS lao động (%) 2013 129.423 45.197 84.226 65% 2014 172.461 65.841 106.620 62% 2015 204.873 67.862 137.011 67% 2016 231.341 69.643 161.698 70% 2017 247.228 71.152 176.076 71%

Bảng 2.2: Thống kê tỉ lệ lao động ngoại tỉnh

(Trích Kỷ yếu Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, 20 năm xây dựng và phát triển [47])

Qua bảng tổng hợp nêu trên cho thấy trong vòng 5 năm trở lại đây số lao động ngoại tỉnh tăng dần, hiện có trên 90.000 lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu về nhà ở, phần lớn người lao động trong các khu công nghiệp đang thuê nhà trọ do người dân tự xây dựng. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 6.400 hộ có nhà ở cho thuê với khoảng 25.000 phòng, diện tích trung bình từ 15-20 m2, đáp ứng được cho trên 40.000 người lao động (2-3 người thuê chung 1 phòng). Điều kiê ̣n sinh hoa ̣t ta ̣i các khu nhà tro ̣ tự phát còn

nhiều vấn đề chưa đảm bảo các điều kiện tối thiểu điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của công nhân tạm bợ, đời sống tinh thần rất nghèo nàn. Do vậy, đã xuất hiện những hệ luỵ đáng lo ngại trong lối sống, tình hình an ninh, trật tự ở địa phương có đông công nhân không được bảo đảm, tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng . Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật.

Ba là: Lối sống của người lao động ở khu công nghiệp hiện nay

Đa số công nhân là những người xuất thân trong gia đình chủ yếu t ừ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp . Trên 70% lao đô ̣ng là lao đô ̣ng phổ thông, trình độ hiểu biết còn hạn chế . Trong lối sống của họ c ̣òn mang đậm dấu ấn của văn hóa làng xã, đứng trước sự phát triển của yếu tố văn hóa mới nơi đô thị, một bộ phận công nhân có lối sống không lành mạnh. Những hệ luỵ về văn hoá - xã hội đáng lo ngại trong lối sống công nhân trong các khu công nghiệp hiện nay là họ chưa yên tâm làm việc lâu dài, chưa gắn bó với doanh nghiệp, tình trạng di chuyển lao động diễn ra phổ biến gây bất ổn nghiêm trọng về lao động; một bộ phận công nhân thiếu hiểu biết về pháp luật, về quyền và lợi ích của mình; lập trường tư tưởng chưa vững vàng, tâm lý tự ti, thói quen tự do, vô kỷ luật; dễ bị kích động, lôi kéo tham gia vào những việc làm không tốt, thậm chí sống buông thả, thực dụng và mắc vào các tệ nạn xã hội; tình trạng hôn nhân và hạnh phúc gia đình của công nhân ở nhiều nơi có những hệ lụy đau lòng. Lối sống buông thả đã dẫn tới nhiều công nhân vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm pháp luật. Như vâ ̣y lối sống của người lao đô ̣ng ở khu công nghiệp hiện nay cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới việc lựa chọn và áp dụng các nội dung và hình thức phổ biến giáo dục pháp luật.

Bốn là: Thời gian làm việc của người lao động

Làm thêm giờ để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe, đời sống gia đình của công nhân, tăng nguy cơ bị tai nạn lao động, nhưng hiện nay, nhiều công nhân vẫn muốn tăng ca bởi thu nhập hiện không đủ sống. Với thời gian làm việc căng

thẳng, chỉ có khoảng trên 60% người lao đô ̣ng làm viê ̣c 08 tiếng mô ̣t ngày, còn lại làm việc từ 9-12 tiếng mô ̣t ngày, đi ̣nh mức lao đô ̣ng cao , đời sống còn nhiều khó khan thì khó có thể yêu cầu người lao động chuyên tâm học tập nâng cao hiểu biết pháp luâ ̣t do họ không có thời gian tìm hiểu pháp luâ ̣t. Điều này đòi hỏi những người làm công tác phổ biến giáo du ̣c pháp luâ ̣t phải linh hoa ̣t bố trí sắp xếp thời gian và phương pháp khoa ho ̣c để đạt hiệu quả cao.

Năm là: Chính sách tiền lương cho người lao động

Với số lượng lao động lớn đang làm việc tại khu công nghiệp, Bắc Ninh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và công đoàn các khu công nghiệp phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. 100% các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh trả lương công nhân cao hơn so với mức lương tối thiểu cả nước. Cụ thể: thu nhập bình quân của người lao động là 5.632.000 đồng/người/tháng; thu nhập bình quân của người lao động gián tiếp là 6.908.000 đồng/người/tháng; thu nhập bình quân của người lao động trực tiếp 4.935.000 đồng/người/ [3].

Hầu hết các doanh nghiệp đã đảm bảo chế độ, chính sách và quyền lợi cho người lao động, tăng thu nhập như làm thêm giờ, tiền ăn trưa, phụ cấp đời sống, thưởng năng suất. Công nhân được hưởng chế độ thai sản, đau ốm, đóng bảo hiểm y tế và chế độ các ngày nghỉ lễ trong năm. Nhờ đó, người lao động ngày càng gắn bó với doanh nghiệp , các vụ nghỉ việc tập thể giảm dần . Điều đó ảnh hưởng tích cực đến công tác phổ biến giáo du ̣c pháp luâ ̣t trong các khu công nghiê ̣p hiê ̣n nay của tỉnh Bắc Ninh.

Tuy nhiên, quan hê ̣ lao đô ̣ng ở mô ̣t số doanh nghiê ̣p cò n diễn biến phức tạp, khó lường nhiều chủ doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định của pháp luâ ̣t lao đô ̣ng, luâ ̣t công đoàn và những cam kết , thỏa thuận với người lao động , nhất là quy đi ̣nh về hợp đồng lao đô ̣ng, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội,

thời gian làm viê ̣c , điều kiê ̣n làm viê ̣c…vẫn còn tình tra ̣ng đình công xảy ra , cùng với đó là tình trạng người lao động bị lôi kéo , kích động tham gia đình công. Điều đó cũng làm ảnh hưởng tiêu cực và gây khó khăn trở ngại cho hoạt động PBGDPL.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh (Trang 47 - 52)