Những đặc điểm cơ bản của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh (Trang 43 - 46)

tỉnh Bắc Ninh

Kể từ sau tái lập tỉnh tháng 3/1997, về cơ bản Bắc Ninh vẫn là một tỉnh thuần nông với cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Ngày 14/5/1997 Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định số 219/CT thành lập Tổ xúc tiến dự án khả thi các khu công nghiệp tập trung tỉnh Bắc Ninh. Ngày 25/8/1998, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 152/1998/QĐ-TTg thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh. Đến nay, Bắc Ninh hiện có 15 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 6.847ha (khu công nghiệp 5.803ha và khu đô thị 1044ha), gồm:

1. KCN Tiên Sơn - Quy mô: 410 ha 2. KCN Quế Võ 1 - Quy mô: 640 ha

3. KCN Quế Võ 2 - Quy mô: 270 ha 4. KCN Quế Võ 3 - Quy mô: 521,7 ha 5. KCN Yên Phong - Quy mô: 651 ha 6. KCN Yên Phong 2 - Quy mô: 1200 ha 7. KCN Đại Kim - Quy mô: 742 ha

8. KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn - Quy mô: 572 ha 9. KCN HANAKA - Quy mô: 74 ha

10. KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh - Quy mô: 1000 ha 11. KCN Thuận Thành 1 - Quy mô: 200 ha

12. KCN Thuận Thành 2 - Quy mô: 240 ha

13. KCN Thuận Thành 3 - Quy mô: Tổng diện tích quy hoạch là 1.000 ha 14. KCN Gia Bình - Quy mô: 300 ha

15. KCN Việt Nam - Singapore (VSIP) - Quy mô: 700 ha là hợp tác của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Singapore [47].

Qua 20 năm hình thành và phát triển, các khu công nghiệp Bắc Ninh đã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Bắc Ninh, như:

Một là, các khu công nghiệp đã đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công

nghiệp toàn tỉnh, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 thực sự là giai đoạn bùng nổ về đầu tư sản xuất của các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh với việc các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (dự án FDI) tăng mạnh cả về số lượng cũng như quy mô đầu tư trong đó có các tập đoàn lớn đầu tư mới và mở rộng sản xuất. Nếu như giai đoạn năm 2010, các khu công nghiệp Bắc Ninh mới đóng góp được 44% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh thì đến năm 2011 đã đạt 58,6% và năm 2015 đạt 75% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Con số này thực sự ấn tượng đã đưa Bắc Ninh đạt được tiêu chí trở thành tỉnh công nghiệp năm 2015 [47].

Hai là, Các khu công nghiệp đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập cho người lao động. Các khu công nghiệp Bắc Ninh đã giải quyết việc làm cho 51.000 lao động vào thời điểm tháng 12/2010, trong đó lao động địa phương chiếm 42,4%. Tốc độ tăng số lượng lao động làm việc tại các Khu công nghiệp giai đoạn 2010-2011 với con số rất ấn tượng là 70,69%. Đây là kết quả của việc thu hút thành công dự án công ty TNHH điện tử Sam Sung Việt Nam đầu tư và đi vào hoạt động từ cuối năm 2009. Đến tháng 6/2017, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng 247.228 lao động. Trong đó, lao động nữ là 160.706 người, chiếm 65%; lao động địa phương là 71.152 người, chiếm 29%; lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 50.231 người chiếm 20%; lao động nước ngoài là 3.326 người [4]. Đến hết tháng 6/2017, thu nhập bình quân của người lao động trong các khu công nghiệp đạt 5.578.000 đồng/người/tháng [12], cao hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 3.750.000 đồng/người/tháng. Điều đó thể hiện rõ các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh không những tạo việc làm mà còn nâng cao thu nhập, tăng mức sống cho người lao động. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của các khu công nghiệp là 100% do khi tuyển dụng một bộ phận lao động đã được đào tạo và bộ phận lao động tốt nghiệp phổ thông sẽ được doanh nghiệp đào tạo tay nghề trong thời gian từ 01 đến 03 tháng sau khi tuyển dụng. Hiện tỷ lệ lao động của các khu công nghiệp chiếm 41,5% nguồn lao động toàn tỉnh, tương đương tỷ lệ lao động có tay nghề do các khu công nghiệp cung cấp đạt 41,5% tổng số lao động toàn tỉnh [47].

Ba là, các khu công nghiệp góp phần tăng thu ngân sách địa phương. Năm

2010, các khu công nghiệp nộp ngân sách đạt 2150 tỷ đồng, chiếm 43% so với cả tỉnh. Năm 2014, tổng thu ngân sách của cả tỉnh đạt 12.440 tỷ đồng thì thu ngân sách của các khu công nghiệp đạt 6500 tỷ đồng trong. Năm 2016, tổng thu

Ngân sách nhà nước ước 17 nghìn tỷ đồng, gấp 85,7 lần năm 1997, đứng thứ 10 cả nước

Các khu công nghiệp đã khẳng định vai trò rất quan trọng tác động và ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển các khu đô thị của tỉnh Bắc Ninh. Chính hạt nhân từ các khu công nghiệp đã hình thành các khu đô thị mới, cùng các công trình hạ tầng xã hội đã đưa mạng lưới đô thị của tỉnh ngày càng mở rộng và phát triển. Bên cạnh những thành công về kinh tế, các khu công nghiệp còn tham gia, đóng góp tích cực vào tổ chức đời sống xã hội. Với việc thiết lập mô hình khu công nghiệp, đô thị đã góp phần hình thành các khu đô thị mới gắn với phát triển cụm công nghiệp, làng nghề và kiến tạo bộ mặt nông thôn mới. Tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Thúc đẩy hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, nhà ở, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, văn hoá, thể thao…đảm bảo cuộc sống của người lao động, ổn định an sinh xã hội. Góp phần tạo lập và phân bố không gian kinh tế, tạo sự phát triển hài hoà giữa các khu vực trong tỉnh là cơ sở để Bắc Ninh hội nhập và phát triển một cách bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp - qua thực tiễn tỉnh Bắc Ninh (Trang 43 - 46)